Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Chủ nghĩa Mác-Lênin với Việt Nam


Nguyễn Trung


Chủ nghĩa bao giờ và ở bất kỳ đâu cũng chỉ là một giáo điều, trong quá trình vận động luôn luôn bị biến dạng thành tín điều, và cuối cùng bị lợi dụng thành công cụ chuyên chính bóp chết tự do – dân chủ và quyền con người.

Không có chủ nghĩa Mác – Lênin bách chiến bách thắng

Cần lưu ý một sự thật lịch sử: Cách mạng vô sản xóa bỏ chế độ thống trị đương thời thật ra cho đến nay mới chỉ thành công duy nhất ở nước Nga mà thôi. Thực tế này trái hẳn với dự báo nêu trong Tuyên Ngôn Cộng Sản. Từ những gì quan sát được trên thế giới 150 năm qua cho đến hộm nay, còn có thể nói: Cách mạng Tháng Mười Nga có lẽ cũng là cuộc cách mạng vô sản cuối cùng.

Tại các nước Đông Âu không hề có một cuộc cách mạng vô sản nào cả để vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, dù rằng phong trào cộng sản và công nhân tại những nước này phát triển rất sớm. Hoàn toàn không sai nếu nói rằng: Sự giải phóng của Hồng quân Liên Xô, vai trò tác động của Liên Xô sau chiến tranh thế giới II, và phong trào cộng sản tại các nước Đông Âu là các nhân tố trực tiếp dựng nên chế độ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia này.

  Nhưng đúng là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được các nước LXĐÂ vận dụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khoảng 4 thập kỷ tồn tại, các chế độ xã hội chủ nghĩa này phá sản hoàn toàn. Năm 1989 các nước XHCN Đông Âu sụp độ. Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa xã hội và cũng là dinh lũy của chủ nghĩa Mác – Lênin, sụp  đổ cuối cùng năm 1991

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Thực thi Quyền dân sự và chính trị


   Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

  Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng

Chuyện" Tệ Y Bố" - ( Bộ Y Tế )




                   Tô Hải

( http: ToHai01.multiply.com)


                           Tin buồn mới nhất cho dân Việt Nam có bệnh  biết để lo dần hậu sự

Tuổi Trẻ 19 tháng 9 /2013 đã chạy tít lớn suốt trang nhất:

  “Mở ngành y đơn giản như ….mua bánh mỳ!” - quả là một phóng sự điều tra rất tỉ mỉ về con đường đào tạo lấy được những tay “đao phủ không sợ tội” với các kiểu bịp bợm như: “Trường không có nhà”! “khoa không có thầy”, ”dụng cụ học đến đâu mua đến đấy“, “phòng xét nghiệm toàn đồ đi…mượn để…trưng bày”…vv...và kềm theo cà một trang “Báo động về chất lượng ngành y” (trang 13) là một vài mẩu tin “đáng mang xử bắn” khác mà nổi bật là: ”Chỉ trong có một phường 14, quận Bình Thạnh (xung quanh bệnh viện ung bướu luôn quá tải) có tới…6 phòng khám tư của hàng loạt “bạt mạng sỷ” mở phòng khám tư (hỏi?...tử) bị phạt tiền tới những 197 triệu VNĐ! và buộc đóng cửa hàng loạt phòng khám tư hỏi tử đầy những lươn y như..bỏ mẹ (từ mẫu) khác!)

  Làm sao công luận thấy sự thực tàn nhẫn này nếu không có những nhà báo phải đánh đổi cả sinh mệnh chính trị của mình để phanh phui ra!

 Hết biết về cái thằng cơ chế nào, con quản lý nào, mà bọn “làm giầu trên xác người” này cứ nhởn nhơ, phây phây, hiên ngang, trắng trợn tồn tại???!!! Thằng đó, con đó là ai? Ai mà chẳng biết!

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Quốc Tế Cộng Sản


Chu Chi Nam

                                

«Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý và sự thật, đồng thời còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo».  (Friedrich Nietzsche)



Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan có nói: «Trong lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng trang sử đau thương và đẫm máu nhất, chính là trang sử cộng sản». Một sử gia cũng viết : «Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc lừa đảo, đàn áp, giết chóc và thủ tiêu. Nhưng cuộc lừa đảo, giết chóc lớn nhất vẫn là cuộc lừa đảo, giết chóc của cộng sản».



Nói đến cộng sản là nói chung chung, vì nói đến cộng sản thì chúng ta không thể không nói đến Quốc Tế Cộng sản. Tuy nhiên trong tổ chức này có ít nhất 4 Quốc tế Cộng sản, như Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai tổ chức Đệ Nhị và Đệ Tứ không những không đàn áp, giết người, mà còn là nạn nhân tàn khốc của Đệ Tam.



Sơ lược về lịch sử Quốc tế Cộng sản:



Đây là một tổ chức quốc tế, qui tụ nhiều tổ chức, đảng chính trị của nhiều nước trên thế giới và họ cho rằng họ có thể thay đổi xã hội từ «  tư bản «  sang « xã hội chủ nghĩa « hay « cộng sản chủ nghĩa «, chữ mà ngay từ lúc đầu Marx dùng lẫn lộn trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Đảng và Nhân đân - vị thế bị tráo


Hoàng Xuân Phú





Có những  câu nói mãi, nghe mãi thành quen, nên bao người coi đó là chân lý. Khi nghe nói khác, lại cho là nghịch nhĩ. Chẳng hạn câu :



“ Đảng vĩ đại ,tài tình , sáng suốt. Đảng lãnh  đạo Nhân dân .Đảng giáo dục nhân dân”.



Điệp khúc ngân vang hơn nửa thế kỷ, khiến giới cầm quyền càng thêm tin rằng quyền lãnh đạo của họ là một thứ đương nhiên – như thể được Tạo hóa ban cho; là một vị thế độc tôn – có thể thừa kế nội bộ từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo kiểu “cha truyền con nối” như thời vua chúa phong kiến. Dưới con mắt cường quyền, Nhân dân hiện ra như bầy cừu chỉ có khả năng biểu cảm bằng tiếng “be be”, suốt đời cần được bề trên “chăn dắt”; hay như đám học trò thiểu năng, “giáo dục” suốt mấy chục năm mà vẫn không khá lên được, thành thử mãi vẫn chưa đủ tầm dân trí, để xứng đáng hưởng những quyền tự do dân chủ, mà thế giới vẫn coi là quyền tối thiểu…



Điệp khúc ru ngủ đó cũng gia tăng tư duy nô lệ trong Nhân dân, khiến hàng triệu người an phận, cam chịu mọi điều phi lý. Nhiều người còn bị lòa đến mức không nhận diện nổi ân nhân đích thực: Rõ ràng là bản thân đang nhận quà từ thiện của đồng bào, mà chỉ biết đáp lại bằng câu “ơn đảng ơn chính phủ”.



Một trạng thái xã hội tê liệt, bị đè nén bởi sự lộng hành trong ngộ nhận từ phía thống trị, và bị thôi miên trong cơn u mê ở bên bị trị. Hậu quả tai hại đến mức ta nên dành thời gian để trao đổi cho rõ ngọn ngành.

Kinh Dương Vương là thủy tổ của người Việt



Hà văn thùy





Kinh Dương Vương – ngài lài ai? * bài ( đăng trên tạp chí Tia sáng) của Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng:  “Kinh Dương Vương chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc.” Bài viết dẫn nhiều tài liệu tham khảo với chứng lý chặt chẽ, khiến cho những học giả Hán Nôm dù với lòng tự hào dân tộc tràn ứ cũng khó lòng phản bác.  Chắc chắn không ít người sẽ tin theo tác giả!

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Tổ ta


12/25/2011 02:03 am
Hà Vinh



                   Tổ ta xưa ở giữa làng.
       Một  thời con độc cháu đàn bay lên.
        Nhà nghèo khoai đắng thành tên,
       Mồ hôi trộn đất đắp nền gia phong.
           Nổi chìm kiếp sống long đong,
    Khác làm,khác giữ trông mong chi đời.
                Cây non vật vã góc trời,
 Thu sương đông lạnh ai người chở che?...


Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Trở về với những gì còn " Minh triết"


Minh Anh 

   2013

Người viết bài này may mắn có mấy năm được học đại học, ngành kinh tế, tại Liên xô (cũ) từ những năm 60 thế kỷ trước, sau khi về nước, chưa từng (được) bén mảng tới ngưỡng cửa các “học viện”, như vậy, về mặt lý luận (chính trị) cứ tự coi chỉ ở mức võ vẽ “ABC”, bàn về “ minh triết”, một vấn đề lớn về triết học và tư tưởng, ngoài tầm với của người viết, qủa là “uống thuốc liều”!.



Nay lại được thu hút vào “đợt sinh hoạt chính trị trọng đại của cả nước”, được làm nghĩa vụ công dân, được kêu gọi tham gia bàn về sửa đổi hiến pháp 1992,“ không có vùng cấm”…. Tưởng thật nên hào hứng nghiên cứu, thảo luận… và thấy rằng Kiến nghị do 72 trí thức soạn thảo (Kiến nghị 72) hợp với lòng mình nên đã hưởng ứng ký tham gia, rồi theo dõi mọi bình luận, mọi kiến nghị của các giới khác, chủ yếu qua thông tin “lề trái”, bởi lẽ, đâu có được đăng tải ở “lề phải”, có kiến nghị đã nêu ra từ cách đây cả hơn 20 năm, như của nhà toán học Phan Đình Diệu, mà tâm đắc hợp với lòng mình, hợp với “Độc lập – Tự do”, hợp với “Thống nhất – Hòa hợp”, hợp với “Tổ quốc trên hết”…

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Tiếng súng Tiên Lãng -Tiếng súng Thái Bình




Võ Văn Tạo

Có vẻ như tiếng súng anh em nhà họ Đoàn nổ ở Tiên Lãng chưa đủ đánh thức nhà nước điều chỉnh kịp thời chính sách thu hồi, bồi thường đất đai bất công hiện nay.


Chiều 11-9-2013, người đàn ông ở TP Thái Bình (theo láng giềng vốn rất hiền lành), tên là Đặng Ngọc Viết, đến trụ sở UBND tỉnh Thái Bình, hỏi tên để tìm mặt các quan chức Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình, rồi bất ngờ rút súng rulo nhằm đầu các cán bộ, liên tiếp nổ súng, làm một Phó giám đốc Trung tâm này thiệt mạng sau khi được đưa đi cấp cứu, ba cán bộ khác trọng thương. Rời khỏi hiện trường, ông Viết bắn vào tim, tự sát. Người nhà cho biết, ông Viết đã chuẩn bị sẵn di ảnh của mình. Mặc dù cơ quan chức năng chưa công bố đầy đủ thông tin vụ này, qua báo chí phản ánh, đã xác định được nguyên nhân: bất bình thu hồi, bồi thường đất đai. Trước đó khoảng một tháng, gia đình ông Viết không đồng ý phương án bồi thường giải phóng mặt bằng do Trung tâm áp đặt. Đang đi làm xa ở TP HCM, cách nay một tuần, ông Viết trở về Thái Bình. Thái Bình quê lúa hiền hòa bao đời của ông Viết, sau vụ nông dân rầm rộ nổi dậy năm 1997 chống quan chức địa phương tham nhũng, một lần nữa lại chẳng “thái bình”(!).

Khác với Tiên Lãng, vụ nổ súng đầu tiên của người dân phản ứng thu hồi đất, chỉ với súng hoa cải bắn vu vơ ở cự ly xa, làm chấn thương nhẹ 6 người phía công an và quân đội. Vụ nổ súng ở Thái Bình bằng súng quân dụng nhằm vào đầu người ở cự ly gần, mất 2 mạng người, 3 người khác trọng thương. Hậu quả thê thảm hơn nhiều.

Hai trong nhiều điều cần sửa đổi Hiến pháp 1992

- 1: Cần lấy lại tên nước là VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA thay vì CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM như hiện nay.



- 2: Cần công nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của nông dân.



Đây không phải là vấn đề chữ nghĩa mà là nội hàm của nó, liên quan đến nhận thức của toàn dân về chế độ xã hội của nước ta hiện nay, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về thời gian tồn tại của các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.



1/. Phải lấy lại tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì chế độ xã hội của nước ta hiện nay và trong một thời gian lâu dài nữa là CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN chứ chưa phải là CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA!



Đối chiếu với nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có hiện tượng người bóc lột người, có nền kinh tế chỉ huy tập trung và một nền sản xuất phát triển cao, thỏa mãn được mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần của toàn xã hội v.v… thì chế độ xã hội của nước ta hiện chưa phải vậy, và còn lâu mới đạt đến trình độ đó!

Thực tiễn là chân lý

Nguyễn Trọng Vĩnh


Trước hết phải nói rằng không những đảng viên có chức có quyền, càng cao thì tham nhũng càng lớn, uy tín của Đảng giảm sút, lòng tin của dân đối với Đảng mất dần. Nhà nước và nhân dân tôn vinh Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông, chứ không ai tôn vinh Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.





Sau đổi mới năm 1986, “Kinh tế có bước phát triển, nhưng đó là so với điểm xuất phát thấp của chúng ta, nếu so với bạn bè trên thế giới và ngay trong khu vực thì còn chậm phát triển và còn nghèo lắm”, đúng như nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói. Tôi xin nói thêm là: Tụt hậu khá xa. Đời sống nói chung có cải thiện so với thời bao cấp, có một số thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu, sân bay, bến cảng, chỉnh trang đô thị, có một số khá ngoạn mục như thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, … Tuy nhiên, so thành tựu với sai lầm, tổn hại thì sai lầm tổn hại nhiều gấp mấy lần, làm cho dân nghèo, nước yếu.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Nhận xét về văn bản chèn thêm vào điều 4 Hiến pháp




  “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
   Câu này đã khiến một số người hâm mộ đảng hân hoan ca ngợi. Thực ra có gì là mới ở đây hay không ? Thế nào là “gắn bó mật thiết” ? “Gắn bó” như hiện nay đã đủ hay đã quá “mật thiết” ? “Phục vụ nhân dân” thế nào thì bấy lâu đã rõ; “Chịu sự giám sát” hay “đành chịu sự giám sát”? Nhân dân “giám sát” thế nào? Một khi mọi chuyện tày đình đều diễn ra ở những nơi kín cổng cao tường, được súng ống bảo vệ nghiêm ngặt? Giả sử bằng cách nào đó mà biết được chút chuyện “thâm cung”, thì đành ngậm miệng, hay nông nổi phát ngôn, để rồi có thể bị khép vào “tội cố ý” hay “tội vô tình làm lộ bí mật nhà nước” (Điều 263 và Điều 264 Bộ luật hình sự)? Và “giám sát” để làm gì? Nếu được phép “giám sát”, nhưng khi phát hiện ra điều sai trái thì cũng chỉ có thể bó tay bất lực và thêm ấm ức, thì “quyền giám sát đảng” có hơn gì so với “quyền được tò mò, nhòm ngó chuyện riêng của nhà hàng xóm”? Thế nào là “chịu trách nhiệm trước nhân dân”?
   Ăn chán, phá chán cũng chỉ cần buông một câu “xin chịu trách nhiệm” là xong, vậy thì tội gì mà không ăn, không phá? Toàn là mỹ từ chung chung, vô định, phù hợp với mục đích tuyên huấn, nhằm mê hoặc và ru ngủ người đọc, chứ không thể dùng để diễn đạt các ràng buộc pháp lý.

Ý thức hệ cộng sản tiêu diệt lợi ích dân tộc



Phạm Đình Trọng


Điều 4 Dự thảo Hiến pháp 2013 viết: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Viết gọn lại là: Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Một đảng chính trị của chính trường Việt Nam mà coi thường và khinh bỉ Nhân Dân Việt Nam đến mức nghiễm nhiên giành quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không cần có lá phiếu của người Dân, không cần biết người Dân Việt Nam có chấp thuận sự lãnh đạo đó hay không, không đếm xỉa đến quyền lợi hiển nhiên, sơ đẳng, bình thường và thiết thực của người Dân là quyền Công Dân, quyền bầu cử chọn ra người lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đối xử với Dân kẻ cả, quyền uy và tệ bạc như vậy mà lại bảo rằng đảng Cộng sản Việt Nam trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam thì đúng là viết lấy được, nói lấy được, một lối nói, một cách làm của quyền uy độc tài, quen thói áp đặt! 

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Đâu là sự thật

Đào Tiến Thi


Đâu là Sự thật Công lý và Trách nhiệm khi nhìn nhận qua bài viết  của Hoàng chí Bảo.
                                            (Ủy viên Ban tư tưởng văn hóa TƯ)


  Giáo sư Hoàng Chí Bảo vừa có bài Trọng sự thật và công lý để hành động có trách nhiệm nhằm bác bỏ những ý kiến (chủ yếu là của ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận) về việc thành lập Đảng Dân chủ xã hội ở Việt Nam.
Toàn bài của Giáo sư Hoàng, từ tiêu đề, đều toát lên tiếng nói của kẻ có quyền phán quyết và dạy dỗ. Ví dụ ngay đoạn đầu đã đóng đinh bằng hàng loạt nhận định mang tính tiên đề, không có chứng minh, phân tích, biện bác gì cả: “Ý Đảng – Lòng dân – Phép nước đã thống nhất và hòa quyện làm một, tạo thành sức mạnh thúc đẩy đổi mới, làm nên sức sống của đổi mới, thành tựu phát triển đất nước như hiện nay. Đổi mới là sự gặp gỡ tất yếu và tự nhiên giữa những hối thúc của đời sống thực tiễn với những sáng kiến, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân từ cơ sở, cùng với quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng”.
  Giáo sư dựa vào đâu để nhận định: “Ý Đảng – Lòng dân – Phép nước đã thống nhất và hòa quyện làm một”? Và nếu thế không có gì phải bàn, phải làm nữa. Chẳng lẽ Giáo sư không hề biết chỉ trong mấy năm qua hàng loạt tập đoàn kinh tế nhà nước đổ vỡ, hàng nghìn dân oan bị tước đoạt ruộng đất, phải đi khiếu kiện năm này qua năm khác mà vẫn không có kết quả gì; hàng chục nghìn người phải ra nước ngoài làm thuê; hàng ngàn phụ nữ phải lấy chồng ngoại, thực chất là những cuộc bán mình; hàng trăm người yêu nước và đấu tranh cho chủ quyền dân tộc và lẽ công bằng bị kết tội tuỳ tiện hoặc thường xuyên bị sách nhiễu, bất chấp luật pháp. Cả xã hội gần bất lực trước nạn tham nhũng, lạm quyền và các loại tội phạm. Biển đảo thì ngày càng bị nhà cầm quyền Trung Cộng ngang nhiên xâm lấn, ngư dân luôn bị khủng bố mà không có một chiến lược, một quyết sách gì để ngăn chặn và hy vọng. Và còn bao nhiêu nan giải khác về xã hội, giáo dục, y tế,… Là một nhà khoa học, nhất là khoa học xây dựng Đảng, lẽ ra Giáo sư Hoàng phải cảnh báo cho Đảng để có sự điều chỉnh về đường lối chính sách; còn đối với những tiếng nói đối lập, phải đối thoại cởi mở trên cơ sở chân lý và đạo lý; nhưng qua bài trên, tôi thấy Giáo sư chỉ ra sức tô hồng hiện thực và kết tội những người khác ý kiến, như thế còn đâu là “sự thật”, còn đâu là “công lý” với “trách nhiệm” như tiêu đề của bài?
  Giáo sư Hoàng khen ngợi thành tựu đổi mới của Đảng. Đồng ý. Nhưng là một bài tranh luận, Giáo sư phải bác bỏ từng luận điểm của đối phương. Khi ông Lê Hiếu Đằng nêu những cái phi lý, bất cập, tội lỗi của chính thể hiện nay, lẽ ra Giáo sư phải bác bỏ từng điểm một mới phải, chứ sao lại lấy cái hay để thay thế cho cái dở? Làm cho “Ông nói gà, bà nói vịt”, chẳng ăn nhập gì cả. Công là công, tội là tội, làm sao lấy công thay cho tội được?

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Sự dối trá trơ tráo

Hà Vinh

 Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả,  chúng ta sẽ ngày càng dấn sâu vào con đường  làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê . Triển vọng sẽ là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác, giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức.

 150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Căm Pốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận .Đến hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Những điều nói rõ thêm

  Lê Hiếu Đằng
( Tháng 8-2013)

Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.

Trong tình hình đặc biệt cần có những biện pháp đặc biệt, những liệu pháp “sốc” để đẩy nhanh quá trình phát triển theo chiều hướng dân chủ, tiến bộ để hội nhập thực sự vào dòng chảy hiện nay trên thế giới.

Tôi còn nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói ý này trong một cuộc gặp gỡ với một số nhân sĩ, trí thức và anh em trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh trước năm 1975, được thường xuyên tổ chức vào ngày 30 tháng 4 hàng năm – ngày mà theo cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt “có triệu người vui, có triệu người buồn”.

Thế thì tình hình đặc biệt hiện nay là gì? Có thể nói một cách khái quát là Việt Nam đang rơi vào một cuộc tổng khủng hoảng sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lãnh vực mà nhiều chuyên gia, nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo trong cũng như ở nước ngoài đã phân tích. Tôi chỉ xin nêu một số tình hình sau đây.

Nền kinh tế của chúng ta đang trên bờ vực thẳm do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lãnh đạo và điều hành yếu kém của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, những tập đoàn, những nhóm lợi ích đang càng ngày lũng đoạn, chi phối nhà nước một cách nghiêm trọng; tệ nạn tham nhũng, lãng phí tràn lan không thể nào ngăn chận, làm thất thoát không biết bao nhiêu của cải, tài sản của nhân dân. Về vấn đề này, nhiều bài báo, nhiều phát biểu của các chuyên gia kinh tế trong nước và ở nước ngoài đã phân tích một cách sâu sắc với những cứ liệu cụ thể, tôi không nói gì thêm.

Có Có đủ căn cứ pháp lý cho sự ra đời của những chính đảng mới

Phạm Đình Trọng

Trả lời phóng viên đài BBC, ông giáo sư Vũ Minh Giang, thành viên hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: “Đề xuất việc thành lập đảng chính trị, nhất lại là đề xuất của những người đang là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam thì đấy là nguyện vọng nào đó, mong muốn nào đó của cá nhân hay nhóm cá nhân nào đó. . . nhưng mong muốn đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật . . . Theo hiểu biết của tôi thì chưa có hệ thống (pháp luật) đó” Và “Nhiều thành phần kinh tế phải có đa nguyên đa đảng chỉ là logic hình thức”. *


Ấp úng, quanh co, ông giáo sư trong Hội đồng lí luận Trung ương nói rất dài cũng chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn và hồ đồ là: Chưa có căn cứ pháp lí cho việc thành lập chính đảng mới.

Thưa nhà lí luận của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, giáo sư Vũ Minh Giang.

Với một thể chế, một xã hội lành mạnh và tử tế thì Nhà nước và pháp luật được hình thành theo một qui trình: Nhân dân lựa chọn và bầu cử ra những người quản lí xã hội được gọi là Nhà nước và Nhân Dân trao quyền cho Nhà nước để thực hiện chức trách trước Nhân Dân.

Kẻ có quyền thường lạm quyền để vụ lợi và áp bức người Dân thân cô thế yếu. Từ đó pháp luật phải ra đời. Nhà nước lại được người Dân ủy quyền soạn thảo ra pháp luật để quản lí xã hội và điều quan trọng hơn cả của pháp luật là ngăn chặn sự lạm quyền của kẻ cầm quyền để bảo vệ người Dân thấp cổ bé họng. Để bảo vệ người Dân, nguyên tắc thực thi pháp luật là: Quan chức chỉ được làm những việc pháp luật cho phép còn người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm.

Mùa thu ly hương

Ha Vinh

Sáng tháng bảy xôn xao sông nước.

Đường chân trời xanh biếc mùa thu.

Miền quê tím ngắt hận thù,

Liệu đường xa chạy cho dù hợp tan.



Mai mười sáu là ngày ly tán,

Con xa cha , em chị xẻ đàn

Ngậm ngùi ngấn lệ chứa chan.

Chồng sầu héo ruột,vợ tan nát lòng.



Ngoài sân gió trăng chong vẫn tỏ.

Mẹ tảo tần gói bánh cho con.

Những mong cách trở ngàn non,

Bánh quê , con lại nhớ còn hôm nay.



Vượt gian chuân con bay tới trước.

Trải khó khăn con được thành danh.

Sương mù tan . Sáng trời xanh…

Vui đời hạnh phúc yên lành tự do.

                           *

                      *        *

Đêm thu tàn, vừng đông lóa đỏ.

Buổi bình minh gió lặng ,trời cao.

Hương quê êm dịu ngọt ngào,

Tình nhà lưu luyến ,ra vào ngẩn ngơ.



Ngó chân trời nhạt mờ nhân thế.

Mẹ ôm con mắt lệ hai hàng :

“ Con đi hỏi núi hỏi ngàn,

Ở đâu rũ được cơ hàn thì thôi !...”



Nỗi hàn huyên mỗi lời thêm xót,

Lệ chia phôi thánh thót vắn dài.

Sầu đong thưng đấu lòng ai.

Thân nhân tiễn biệt trong ngoài râm ran.



Bước quan san nặng nề cất gánh.

Ga Kép trưa  lanh lảnh  còi tàu.

Anh đi thăm thẳm thương đau.

Rời xa em  những mái đầu tóc xanh.

Cảnh chia tay nay thành sự thực.

Mẹ dặn con những việc ngày mai…

Dùng dằng đôi ngả chia hai,

Con tàu lăn bánh  trải dài dặm xa.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Dã biệt mùa hè



Chớm lạnh thu sang.
Em cùng anh xuống phố,
Chiều man mác gió...
Thướt tha khăn mỏng hững hờ.

Anh nuối tiếc...
Tháng năm qua,
Sắc lá vàng,
Gợi niềm nhung nhớ.

Đã xa rồi,
Vấn vương hoài ánh mắt.
Lối xưa giờ...
Chống chếnh vòng tay.

Em, chiều nay:
Dạo cùng anh trên phố.
Đông đúc người qua...
Sao con đường cô độc thế?!

Anh về nhé!
Phố vàng hoa vẫn đợi.
Ngõ vắng thu sang...
Xao xuyến nắng nghiêng thềm.

                                Bố-Hạ ,Tháng 9 năm 2012

Nắng chiều mùa đông

Hà vinh

Cày đồng giữa buổi mùa Đông ,
Hưu hưu gió lạnh mênh mông đất cày .
Nắng chiều bỗng đỏ trời mây,
Nắng ôm cây. Nắng sa bay sáng đồng .


Nắng xoa , dịu ấm má hồng ,
Nắng nhen nhóm lửa đốt lòng lẻ loi .
Tầm Xuân cóng lạnh bên ngòi .
Nắng lay Xuân dậy nẩy chồi non tươi .


Một năm là mấy tháng mười ,
Để ta gửi nắng cho người ta yêu . .
Bâng khuâng giữa nắng đông chiều .
Nhớ trời thu thẳm cánh diều nắng soi ./.

                            Dộc Đồi Tròn , mùa đông 1966


Tự sự

Hà Vinh                                

Nhiễu điều phủ giá gương chong,
Mở soi hình bóng chạnh lòng sót sa.
Bụi thời gian sạm màu da ,
Muối tiêu ai rắc ,hạt cà ai gieo.
Sáu mươi xuân đã về chiều,
Gánh đời còn nặng bao nhiêu là tình.
Thương con ,nhớ bạn ,tiếc mình,
Chiêm bao chợt tỉnh ,bình minh qua rồi.
Nhạt nhoà tiếng hát đưa nôi,
Lời ru dài suốt một thời trẻ trung.
Xuân đi mưa nắng theo cùng,
Gió trời gieo bệnh lá vàng rơi rơi.
Trên dòng năm tháng buông trôi,
Anh xưa em cũ thành người cổ nhân.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Thương nhớ mùa hè

Hà Vinh
 
Bao giờ cho đến mùa hè,
  Mùa chim tu hú gọi ve bạn bày.
  Nắng vàng tưới mật lên cây,
  Lá xanh vẫy gió chở mây ngang trời.
  Trưa hè xa vắng em ơi !
  Lòng anh man mác rối bời tơ vương.
  Thôi đi thăm lại thiên đường,
  Nơi xa xanh ấy buồn phiền chắc không.
  Chẳng ồn ào buổi chợ đông,
  Chẳng giằng giật, chẳng bão dông đời thường.
  Thiên đường xa phố xa phường,
  Có người xưa của quê hương thủa nào.
  Thiên đường có lối bờ ao,
  Ngái hương cỏ ướt mưa rào tháng ba.
  Bốn mùa những trái cùng hoa,
  Củ khoai tím vỏ , quả cà xanh da.
  Khoai cà đưa mẹ về già,
  Lưng còng gối mỏi đường xa ngại ngùng.
  Thiên đường có mẹ ngóng trông,
  Có hồn cha quện gió đồng lay lay.
  Nào em ! Tay nắm bàn tay,
  Hành trang một túi cao bay thiên đường ./.

                                                Hương vĩ tháng 10- 1997





Trên dòng sông cạn

Hà Vinh

Anh và em ta cùng đi câu .
Trên dòng sông khô không có thuyền ghe đậu .
Đất đá gồ ghề . Nhịp cầu khó nối .
Chỉ có anh và em ở hai đầu , hai bến bắc nam .
Dòng sông khô là con đường vào mỏ than .
Anh ngồi bến bắc cuối dốc thác ghềnh .
Nhớ em bến nam lênh đênh chiếc bóng .
Tóm mồi đi em ta cùng câu một dòng .

Vãng cảnh Long-Vân

Hà Vinh


Chiều xuân mưa trắng trời Long-Vân .
Mênh mang nước , lúa , núi xa gần
Em lái đò là con đất phật .
Chở cả Bồng lai xuống cõi trần .

Anh đến quê em trọn một lần ,
Lọt vào sông suối nước mênh mông .
Đồng sâu khoai lúa thoi thóp thở .
Đất mặn nên em bạc má hồng .

Cội nguồn anh cũng nghiệp canh nông .
Oan nghiệp nên anh bỏ ruộng đồng .
Về với thương trường lâm bể khổ .
Phố chợ hằng mơ cảnh non bồng .

Núi vẫn xây thành đứng lặng trông .
Ngàn thu sông suối chẳng động lòng .
Bầy con của phật long đong mãi .
Gánh đời bao dặm mới thay vai ...

Thuyền về bến vắng, đợi ngày mai ,
Đưa anh lên vãng cảnh động đài .
Thương em xuân tận thời con gái ,
Long-Vân xanh mà ta chia hai ./.

                              Long vân ngày 10 –2 Kỷ tỵ 1989.

Yên lặng

Hà Vinh

Đời có lúc đưa ta về dĩ vãng ,
Ôn ngày qua để chán việc đang làm .
Chút tinh thần rời rã tựa mây tan ,
Theo cuộc sống lụi tàn xuôi ngọn gió .
Mỗi bước tiến như kiến bò rùa chạy,
Gánh nặng oằn vai , lửa cháy, rào vây.
Sống vẩn vơ như đi đầy xứ vắng .
Tuy yêu hoa và khát ánh nắng trời ,
Giữa đời thường ta như một loài dơi,
Vươn cánh bay trong bóng tối lu mờ ,
Và le lói thở hoài tia nắng nhỏ .
Có những lúc nén hận đời mưa gió .
Vui đi lên tìm đường trong nền đỏ .
Nhưng đoạn trường chưa hết nỗi dây vương ,
Buộc đôi chân ngăn bước tiến trưởng thành .
Biết đi về đâu trong đông lạnh ngày dài ,
Mà vực tương lai thoai thoải sườn non .

Bỏ lại phía sau

Hà Vinh

 
 Mặt trời lên . Bóng xế ngả sang chiều.
Tháng Chín trời thu rộn rã tình yêu.
Lúa mới rì rào gọi mùa gặt hái.
Cánh đồng vàng mê mải gío heo may.
Chẳng đợi hoàng hôn, không cần gối chăn dày.
Mắt khép hờ, là em đã ngủ say.
Bỏ lại phía sau những trang đời dang dở...
Ngôi nhà mồ hôi .Một vợ ba con.
Năm mươi hai mùa xuân . Sức trẻ hao mòn.
Về đâu nữa em ơi ! Mẹ già còn ở phía sau.
Ao xanh , vườn xanh. Cây chưa trút lá vàng.
Ở phía tây nam, bên góc trời tím ngắt.
Anh đi tìm đất cho em, là tìm nơi yên nghỉ.
Xả hơi đi em, lặng ngắt chuyện sầu bi.
Gói kỹ hờn căm,thù kia chưa trả.
Nghĩa tình xếp lại , bao giờ mở ra?
Lối cũ, đường xưa nhạt nhoà ký ức.
Én nhạn về...Còn đâu nữa vườn xuân.
Chỉ thấy ngác ngơ ba mầm xanh non nớt.
Tắm bụi đời sao lớn được thành cây?
Nghe chim kêu, gió cuốn phía trời tây.
Là ở bên đông thương nhớ lại dâng đầy.
Hỏi đất, gọi trời . Đòi mùa thu ấy...
Phải trả em về sau giấc ngủ nồng say!.

                              Thu Canh dần (2010)-Lưu bút biệt ly.
               Từ đây xa vắng em Hào .(Người con thứ 7 của cha mẹ)



Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Cửa Trình chào Phật

Hà Vinh



Ngày xuân chảy hội Chùa Hương,
Xe bon lối thẳm dặm đường quanh co .
Lao xao bến Đục hẹn hò ,
Thuyền con chen lấn ,thuyền to chống chèo .
Động Tiên thăm thẳm suối đèo ,
Con đò đợi khách buông neo Đền Trình .
Dưới trời cao , giữa thanh bình,
Khói nhang vấn vít tâm tình lạ quen .
Cửa thiền lữ khách đua chen ,
Nam mô chào Phật . Toà sen mơ màng .
Ở đây là chốn trần gian .
Bồng lai hướng ấy, Niết bàn nơi nao ?
Trên đầu lồng lộng trời cao ,
Giữa đời thế sự biết bao thăng trầm .
Hội chùa mượn cảnh thơ ngâm ,
Say mê vần điệu cùng châm lửa lòng .
Xuân còn đâu nữa mà mong ,
Thuyền tình đã đóng , tơ lòng đã se .
Thôi cùng em chảy hội hè ,
Vào chùa chào Phật lắng nghe Di Đà ./.

                                              Yến Vĩ 8-2 Kỷ Tỵ 1989

Về nguồn

Hà Vinh

Mình về bên ấy Nhã Nam.
Có bao giờ lại còn sang bên này.
Chim khôn đông đủ bạn bầy,
Bỗng dưng đôi đậu đôi bay về ngàn.
Nước non mấy dặm quan san.
Người xưa ít gặp , con đàng ít qua.
Thương nhau một cửa hai nhà,
Trời xanh chung đội trăng ngà chung soi.
Xuân nào én chẳng đưa thoi,
Hôm nay lá cội đã đòi gió đông.
Trăm năm giữ một chữ Tòng ,
Vẹn nguyên còn một chữ Đồng trong tâm.
                       *
                  *        *
Mình về tổ ấm thanh tân,
Chim khôn mồi mới có cần rừng xưa.
Đất rừng những nắng cùng mưa,
Giọt mồ hôi gột lên mùa trái cây.
Cho ta cứng cánh ngày ngày,
Ngàn chim con đậu ,con bay ngang trời.
Xuân xưa ngày cũ qua rồi,
Còn xanh bóng cả một thời cây cao ./.

                                             Kỷ niệm hội đồng hương,

                                                            2003

Đường về đất Mỏ

Hà Vình



Hương cây hương đất hương đồi,
Lẫn trong hương bụi bời bời lá rơi.
Cùng về đất mỏ em ơi !
Quan san chưa hết một thời bụi than.
Ở bên tây đỉnh Thượng ngàn ,
Đã về đất thánh thì sang Huyết hồ.
Bụi vờn mây núi lô nhô ,
Sương giăng buổi sớm ,nắng khô buổi chiều.
Đồi rừng kẻ ghét , người yêu ,
Nỗi lo cơm áo đành phiêu dạt tình.

Đời cây đời người

Hà Vinh


Cây xanh nuôi lấy trái xanh ,
Mùa vàng quả chín lá cành xác xơ .
Cây xanh lớn tự bao giờ ,
Cành vươn đón nắng còn chơ gốc già .
Những mùa vui ấy : Mùa hoa ,
Bướm ong dan díu vào ra tối ngày .
Lá xanh reo vẫy gió bay ,
Cành tơ rạo rực tuổi cây đương thì .
Năm qua đi , tháng qua đi ,
Da mồi rễ cội , nhiều khi lá vàng .
Lá vàng rắc bụi thời gian .
Gắng cho mùa quả , cây sang tháng mười .
Đông qua . Xuân dậy đất trời ,
Cây đâm chồi biếc cho đời cành cao .
Mười năm mưa nắng ba đào ,
Cánh chim dẽ gió bay vào trăm năm ./.

                                    Kỷ niệm ngày Người cao tuổi 6-6 -2009 .

Tìm lại lớp mười

Hà Vinh


Năm xưa học đến lớp mười
Tuổi trăng tròn lẻ ,nụ cười còn duyên.
Đói cơm không lả mắt huyền,
Bút gầy thao thức,ngọn đèn canh khuya.
Mấy năm mấy tuổi mấy mùa…
Bạn bầu xưa cũ như vừa hôm qua.
Lối này đâu cỏ đâu hoa ,
Bâng khuâng lạc bước ngã ba thủa nào.
Đường kia dẫn tới tầng cao,
Dịp may chắp cánh thành xao trên trời.

Nắng trưa hè

Hà Vinh

Tiếng chim Tu Hú gọi hè về.

Nắng hè rắc bạc mái nhà quê.

Trời xanh, mây trắng, tưng bừng nắng.

Nắng cháy chặng đường vắng bóng che.


Đã mấy mùa xa... Lại đến hè.

Tiếng chim Tu Hú hát ta nghe.

Sân đậu vàng reo chào đón nắng.

Nhạc tình râm rả tiếng ve ran.


Nắng loá trời mây lòng xốn xang.

Em yêu đâu đó ? Chiêc khăn quàng.

Em cởi ra phơi cho nắng hôn.

Hè về em ạ . Trời nắng chang ./.

                                                 Tháng 5-1966

Thời Hoa Phượng

hà Vinh


Mùa đông đi qua.
Tết về.Trời xuân rộn rã,
Trên tán cây cao, cành còn trụi lá.
Sắc nắng vàng đầu hạ
Đã rát bỏng mầm non.
Ngày sang ngày…từng búp lá bé con
Còn bỡ ngỡ rụt rè  e  ấp
Những khoảng trời xanh
Tán lá chưa đủ lấp.
Ngước trông trời nắng hạ ngợp mắt ai?!


Ngày qua ngày…
Thời gian trôi xa xăm.
Để lại trên cành một màu đỏ thắm,
Màu đỏ chói chang giữa nắng hè say đắm
Như ngọn lửa hồng soi sáng cõi lòng ta.

Mèo nhà

hà Vinh

Mèo vàng mèo mướp mèo khoang,
Lặng ngồi suy ngẫm bầu đoàn mà thương.
Vẫn mang dáng hổ can trường ,
Chút vui ngắn ngủi,mặt buồn quanh năm.
Tiếng yêu nghe cũng dữ dằn,
Tâm tình mà lại chối chăng giữa đời.
Tuổi mèo có được mấy mươi…
Meo meo là tiếng mèo cười đó chăng?
Trời cho sắc vuốt nhọn răng,
Không là cọp dữ hung hăng hại người.
Khôn ngoan yên phận thiệt thòi ,
Đành tâm ăn nhạt chẳng đòi cao lương.
Dửng dưng muôn sự đời thường,
Mèo khôn một chủ một đường quen quen./.

                                                                     Bờ mận 1992 .

.

.





Bốn đứa cùng quê

Hà Vinh

Thủa thơ bốn đứa ở một làng .
Chăn trâu mùa hạ nhớ thu sang .
Cầu Mè bến nước cùng nhau tắm .
Bốc nắm bùn hôi xây tổ ong .

Làng ta sông nhỏ có một dòng .
Cống Đỏ đầy vơi nước đục chong .
Mát mặt những trưa hè gắt nắng .
Đêm rằm sóng nước lồng bóng trăng .

Đông lạnh qua rồi . Đến mùa măng .
Bốn đứa theo xuân vào rừng vắng .
Hố Cát , Vành Nâu lại Đá Chồng ,
Ong bướm theo về đến bên sông .

Tuổi trẻ , ngày thơ có ai ngờ ,
Khi nào bốn đứa nỡ xa nhau ?
Cô gái nhà bên hay cả thẹn .
Bao giờ thày mẹ cưới con dâu ?

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Thư Cụ Hồ gửi người vợ Tàu Tăng Tuyết Minh



                              Xin em thấu hiểu nỗi lòng ta
                              Chia tay từ dạo bến Ngân hà 
                              Ta ngày đêm vẫn hằng mong nhớ
                               Hỡi người vợ trẻ gốc Trung hoa.

                               Một giờ ân ái đã nên công
                               Huống chi đôi ta nghĩa vợ chồng
                               Được đảng đứng ra làm đám cưới
                               Anh Mao, anh Chu đều bằng lòng.

                               Ta còn nhớ mãi đêm hoa trúc
                               Em đẹp như tiên giáng cõi trần…
                               Cảm ơn Lê- nin và Các- Mác
                               Cho tôi người vợ tuổi còn xuân.

                               Nhưng đời ta vẫn còn trôi nổi
                               Tận vùng Nam Á của trời đông
                               Đệ tam quốc tế giao công tác
                               Dụ dân Việt Nam lên đại đồng…

                               Đến khi ta giành xong nửa nước
                               Tưởng rằng Ngưu Chức được đoàn viên
                               Nào ngờ ba đứa Đồng, Chinh, Duẩn
                               Ngăn cản không cho rước vợ hiền.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Ngày xuân đi lễ chùa


Hà Vinh 
04/08/2012 09:25 pmHà Vinh

Em đi lễ chùa ngày xuân sang.       
 
    Hỏi đến Hương  sơn mấy dặm  đàng ?

    Núi  cao  thưa   bóng  cây  khép  tán .

    Suối  dài san sát những  thuyền  nan .
          
    Khăn    áo    nâu   sồng   ô   kìa   vãi .
.
    Tóc  râu   nhẵn   bóng   ái   chà    sư .

    Phật   lim   dim    mắt ,  ngồi   tư   lự…

     Không    niệm   di   đà  , lũ   trẻ   hư .