Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Tập Cận Bình -" Biển Đông là di sản của Tổ tiên



Nguyễn Vĩnh Long Hồ

26-12-2015


Nguồn ảnh: internet

Bắt đầu câu chuyện “Phiếm” nầy, tôi xin kể câu chuyện thuộc dạng “tiếu lâm thời đại”, nó vừa mang tính khôi hài, ngớ ngẩn, đến lố bịch của một viên tướng Hải quân Tàu, mang đến cấp bậc Phó Đô đốc TC về Biển Đông.

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc phòng SDSR diễn ra tại Thủ đô London ngày 14/9/2015. Phó Đô đốc TC tên Viên Dự Bách đã có một phát ngôn buồn cười về Biển Đông khi ông ta tuyên bố: “South China Sea, đúng tên gọi của nó, là một vùng biển thuộc sở hữu của Trung Quốc”, theo Defense News.

Đó là những gì Phó Đô đốc Hải quân TC, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải tên Viên Dự Bách đã phát biểu trước các quan chức quân đội đến từ khắp năm châu trong khuôn khổ Hội Nghị Quốc phòng SDSR. Theo sự hiểu biết thuộc tầm cở quốc tế của ông ta thì vùng biển có tên South China Sea của Biển Đông, có chữ “China” (Trung Hoa), điều đó mặc nhiên vùng biển nầy phải thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc không thể chối cải.

Thực ra, cái tên gọi South China Sea không hề mang bất kỳ một ý nghĩa nào về mặt chủ quyền lãnh thổ của TC. Đây chỉ đơn giản là tên gọi quốc tế được bắt đầu từ quy ước được thỏa thuận giữa các thương thuyền giao thương qua lại Biển Đông từ thế kỷ 16. Đến thế kỷ thứ XX, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) đã chính thức áp dụng South China Sea là tên gọi quốc tế của Biển Đông và sử dụng nó trong các văn bản, hình ảnh, bản đồ hành chánh bằng tiếng Anh. Một lý do dễ hiểu thì tên gọi nhiều địa danh, đặc biệt là những vùng biển hay đại dương thường được dựa theo tên các quốc gia gần vị trí của nó nhất để cho dễ nhớ và thuận tiện cho việc tra cứu và nó không có ý nghĩa về mặt chủ quyền lãnh thổ của một nước nào cả.

Nhận xét về khả năng trí tuệ của Viên Dự Bách, tạp chí TIME (Mỹ) đã mỉa mai rằng: “Nếu cứ lập luận kiểu nầy của Phó Đô đốc Hải quân TC thì phải chăng toàn bộ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Hay Vịnh Mexico là của Mexico? Hay vịnh Thái Lan thuộc về Thái Lan”. Cũng trong bài viết của mình, tạp chí Time đã lên án các hành vi bành truớng bá quyền xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tạp chí Time cũng khẳng định rằng, dù chính phủ Mỹ không đứng hẳn về phía nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Washington cam kết sẽ bảo vệ “tự do hàng hải, hàng không” ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh nghiêm túc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng “luật pháp Quốc tế”.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Năm Chữ chính

.

Nguyễn Khắc Mai

26-12-2015

Năm chữ Chính đó là: Một: Chính Danh. Hai: Chính Thống. Ba: Chính Nghĩa. Bốn: Chính Học. Năm: Chính Mi.

Chữ Chính Thứ Nhất: Chính Danh

Nguyễn Công Trứ từng có câu nổi tiếng: “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”. Câu hỏi này không chỉ cho một cá thể Người, mà nó chung cho cả những cộng đồng Người. Đảng cũng thế, luôn luôn phải đối diện với câu hỏi này và tùy từng thời phải có câu trả lời cho đúng, nghĩa là trả lời cho “thuận thiên thời, thuận địa lợi, thuận nhân hòa”. Và đây là chữ Chính đầu tiên mà Đại hội XII đối diện. Họp Đại hội XII để làm gì, nếu không phải là để trả lời cho đúng những cái “danh” mà Đảng đã và đang đánh mất. Không trả lời rõ vấn đề này, những nội dung của Báo cáo chính trị sẽ không có linh hồn.

Vậy, xin nói về thế nào là chính danh. Trong học thuyết của nho gia có mấy quan niệm chính danh rất hay. Một là của Khổng tử và hai là của Lã thị Xuân Thu. Ba là của Lưu Dực.

Trong sách Luận ngữ, thiên Tử Lộ có câu nói nổi tiếng của Khổng tử. ”Danh không chính thì lời nói [tư tưởng, chính sách…] không thuận. Lời không thuận thì công việc không thành. Việc không thành ắt lễ nhạc [trật tự, kỷ cương…] không chấn hưng được. Lễ nhạc không hưng thì hình phạt [luật lệ] không trúng. Hình phạt không trúng, thì dân chúng không biết đặt tay chân vào đâu [không biết làm gì cho phải, làm gì là trái]. Cho nên người quân tử [kẻ lãnh đạo] phải nói cho rõ cái danh, đã nói thì làm cho được. Kẻ quân tử không được nói tùy tiện.”

Sách Lã thị Xuân Thu, thiên Chính Danh có câu: “Danh chính thì trị, danh mất thì loạn. Kẻ làm cho mất danh, là kẻ nói, chủ trương quá mức. Nói, chủ trương quá mức độ tức là biến cái có thể thành cái không có thể, cái không cho phép. Nên cái phải biến thành cái không phải; biến cái đúng thành cái không đúng; nên cái sai thành cai không sai… Phàm mọi sự loạn, là do chính danh không đúng vậy!”. Lưu Dực (thời Hán-Ngụy) cũng viết “Phàm danh không ngay thẳng, chính đáng thì mọi việc sẽ sai lầm… Cho nên bậc vương giả phải chính danh để giám sát cái thực của nó”. Có thể nói đây là trí khôn Trung Hoa, nhưng cả mấy ngàn năm qua ít ai hiểu và làm đúng, ngày nay cả những người cộng sản Trung hoa cũng như Việt đều đang đối diện với vấn đề “Chính Danh”.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Thư ngỏ gửi đại biểu Đại hội 12 ĐCSVN


Nguyễn Đình Cống



Kính thưa quý vị đại biểu dự Đại hội XII của Đảng
Với tinh thần phản biện để xây dựng Đảng tôi đã có một số thư góp ý cho việc chuẩn bị ĐH 12. Những thư đó không có cái nào được hồi âm. Lần này, ngoài việc ký tên vào thư tập thể ngày 9 tháng 12, tôi còn viết thư ngỏ này trình bày một số ý kiến cá nhân gửi đến quý vị.
I-Có nên tin cậy vào các vị đại biểu hay không.
Tôi vẫn đặt niềm tin vào các vị , còn một số người khác thì không tin. Vì sao vậy. Người ta không tin vì cho rẳng Chủ nghĩa Cộng sản , Đảng Cộng sản là quá sai lầm mà không thể cải tạo và góp ý. Tôi muốn phân biệt 3 khái niệm khác nhau: Chủ nghĩa CS, đảng CS và đảng viên CS. Theo tôi Chủ nghĩa CS là học thuyết không đáng tin, nhưng đảng CS là một tổ chức, có thể tồn tại. Ở nhiều nước dân chủ vẫn có đảng CS, tại Nga sau khi Liên xô sụp đổ thì đảng CS vẫn còn , chỉ là những ĐCS như vậy không độc tài mà hoạt động bình đẳng như những đảng chính trị khác . Còn đảng viên CS, họ là những con người có thể thay đổi. Riêng đảng viên ĐCS VN, phần lớn là những người tốt, yêu nước, chỉ có một số ít trong các “nhóm lợi ích xấu xa” là loại thoái hóa biến chất.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Công thức giữ Đảng





Phạm Đình Trọng
 22-11-2015
1.   NIỀM TIN BẠO LỰC
Tiến sĩ chuyên ngành bảo vệ đảng Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ở thời điểm tròn 20 năm hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ, cũng là 20 năm sau cuộc cúi mặt, lén lút đi đêm của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đến Thành Độ, phủ thủ tỉnh Tứ Xuyên, Tàu Cộng.
Hệ thống cộng sản quốc tế một thời hùng mạnh, làm giông bão sấm sét dìm một phần hành tinh, một phần loài người vào biển máu, biển lửa cách mạng, dìm hơn tỉ người vào bóng đêm nô lệ cộng sản nay bỗng chốc chỉ trong khoảnh khắc sụp đổ tan tành là nỗi lo canh cánh của vị Tổng bí thư thừa giáo điều mà quá thiếu hụt thực tế cuộc sống của dân, của nước nên xơ cứng, vôi hóa động mạch cảm xúc!
Lo từ khi chưa chính thức ngồi vào ghế Tổng bí thư.

Ở các nước dân chủ đích thực là các nước tư bản phát triển, dù bầu cử trong đảng chính trị hay trong dân, chỉ đến khi việc kiểm phiếu minh bạch xong xuôi mới biết chủ của những chiếc ghế quyền lực. Nhưng ở các nước cộng sản, mỗi dịp đại hội đảng cộng sản là một dịp phân chia trong bóng tối những chiếc ghế quyền lực đảng và sự phân chia trong bóng tối đó phải ngã ngũ rồi mới diễn ra công khai đại hội đảng và đại hội đảng chỉ để làm thủ tục bỏ phiếu hợp thức hóa sự phân chia đã được định đoạt từ trong bóng tối trước đó. Cũng như cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội sau đại hội đảng chỉ để làm thủ tục hợp thức hóa sự phân chia những chiếc ghế quyền lực nhà nước đã được định đoạt từ trước đại hội đảng. Vì thế, đại hội đảng diễn ra sau cuộc chia ghế trong bóng tối là đại hội của chiếc ghế quyền lực lớn nhất vừa được xác định trong bóng tối: Tổng bí thư của đại hội đó.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Bao giờ bằng được Căm PuChia



Huy Đức

21-10-2015

Không biết có phải vì các “thái tử đảng” xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam mà Phnom Pênh cũng đang có tin đồn, Hun Sen sắp đưa con trai mình lên thay thế. Hôm 19-10-2015, Hun Sen đã phải trấn an: “Campuchia (CPC) là một thể chế dân chủ. Thậm chí, Vua cũng được chọn bởi Hội đồng tôn vương. Ở CPC muốn trở thành lãnh đạo phải thông qua bầu cử “.

Hun Sen hiện đang có hai người con theo chân bố: Hun Manet sinh 1977 và Hun Many sinh 1982. Hun Manet tốt nghiệp West Point năm 1999, sau đó lấy bằng tiến sỹ tại đại học Bristol (Anh), hiện đang là Phó tư lệnh Lục quân CPC. Hun Many – từng du học ở Mỹ, Pháp, Úc – là thủ lĩnh thanh niên CPP, đắc cử nghị sỹ trong cuộc bầu cử tháng 7-2013.

Hun Manet là người CPC đầu tiên học ở Học viện quân sự West Point và là một trong bảy học viên nước ngoài tốt nghiệp cùng khóa. Tất nhiên, yếu tố “con trai Hun Sen” đóng một vai trò quan trọng để Hun Manet trở thành tướng ba sao (2013) [Quân đội CPC đang có 5400 tướng + khoảng hơn 500 tướng công an]. Nhưng, để trở thành Phó tư lệnh Lục quân, Hun Manet cũng đã phải trải qua từng nấc thang: Phó tư lệnh cảnh vệ; Tư lệnh lực lượng chống khủng bố… Và, phải lập công.

Trong cuộc đụng độ với quân đội Thái Lan trên biên giới, nổ ra từ năm 2008 đến 2011, Hun Manet đã được tăng cường vào thời điểm khó khăn nhất và trở thành một trong những chỉ huy xuất sắc; rồi trở thành một trong những người thương thảo chính với Thái Lan về vấn đề biên giới; là thành viên quan trọng đại diện cho Campuchia tại tòa án quốc tế La Haye với phán quyết cuối cùng về ngôi đền Preah Vihear nghiêng về phía Campuchia.

Ngày 16-10-2015, trả lời phỏng vấn đài truyền hình ABC của Australia về việc liệu ông có thể trở thành Thủ tướng CPC trong tương lai, Hun Manet nói: “CPC là một thể chế dân chủ đa đảng. Hiến pháp quy định cứ 5 năm chúng tôi phải tiến hành bầu cử. Vì thế sự lựa chọn ai và khi nào trở thành lãnh đạo tùy thuộc vào nhân dân CPC”.

Cũng hôm 19-10-2015, Son Chhay – một nghị sỹ đối lập, CNRP – đã phải thừa nhận: “Hun Manet có khả năng và tất cả kỹ năng để cải thiện hình ảnh quân đội. Khi CNRP lên nắm quyền, tướng Hun Manet có thể vẫn là một tư lệnh tốt của lực lượng vụ trang Hoàng gia”. Thế nhưng, người em của Manet, Hun Many hiện lại đang được đánh giá cao hơn cả người anh.

Năm 2015, Hun Many là một trong 19 người nhận giải thưởng Gusi Peace Prize – giải thưởng của tổ chức Gusi Prize Interrnational có trụ sở tại Manila (Philippine) – dành cho lãnh đạo thanh niên và những nhà hoạt động nhân đạo. Hun May cũng đã nhận giải thưởng quốc tế với tư cách là một người “Bảo vệ các di sản văn hóa”. Năm 2013, Hun Many, chứ không phải ông anh, ra tranh cử và trở thành nghị sỹ.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Góp ý cho dự thảo báo cáo chính trị ĐH XII





Nguyễn Đình Cống

15-10-2015

Bản góp ý này tập trung vào 3 vấn đề: 1- Đánh giá tình hình thời gian qua; 2- Nhiệm vụ quan trọng thời gian tới; 3- Nhận xét về Dự thảo báo cáo.

I – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỜI GIAN VỪA QUA

Mỗi lần ĐH đều có đánh giá cùng dự báo tình hình. Ngày nay xem lại các đánh giá trước đây thấy có không ít điều sai, như là: Thời đại của 3 dòng thác cách mạng, sự thắng lợi của CNXH trên toàn thế giới, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Liên xô là thành trì vững chắc của CNXH, đế quốc Mỹ là kẻ thù vĩnh viễn của nhân dân VN và nhân loại tiến bộ, gió đông thổi bạt gió tây v.v…

Dự báo là khó, có thể đúng và cũng có thể sai do tình hình phức tạp, do trình độ non kém. Về tình hình đã qua và hiện tại, bình thường, nếu có năng lực và quan trọng là trung thực, thì có thể đánh giá đúng hoặc ít nhất cũng gần đúng. Việc đánh giá sai thường là do kém trình độ, chỉ nhìn thấy một số mặt bên ngoài mà bỏ sót những điều quan trọng có tính bản chất nhưng bị ẩn dấu, hoặc là thiếu trung thực, bị áp đặt bởi một thế lực nào đó. Nếu tin vào sự đánh giá như vậy mà hoạch định chính sách thì khó tránh khỏi nhầm phương hướng, phạm sai lầm.

Câu châm ngôn “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa của sự thật nhiều khi là dối trá” vẫn rất đúng. Có thể kể ra không ít các dẫn chứng về đánh giá sai tình hình, dẫn đến chủ trương và biện pháp sai như thời gian đầu của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, của cải cách ruộng đất, của cải tạo công thương v.v…Việc chỉ thấy và nêu ra một phần sự thật, phần mà lãnh đạo muốn có, muốn nghe, còn không thấy, không nêu ra phần khác của sự thật, phần mà lãnh đạo không muốn có, không muốn nghe có nhiều nguyên nhân như sự độc quyền toàn trị, sự dối trá, mất dân chủ, phẩm chất thấp (yếu kém về trình độ, sợ sệt, nịnh bợ…).

Gần đây, Đảng luôn đề cao việc “Nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật”. Tuy vậy, chủ yếu cũng là sự thật về kinh tế, còn về chính trị và xã hội thì vẫn bị che dấu một phần nào đó. Rồi dần dần    “Nhìn thẳng vào sự thật…” chỉ còn lại chủ yếu là khẩu hiệu, là lời hô hào hình thức. Thực chất thì những lời nói lên sự thật mà lãnh đạo muốn che dấu bị quy kết là phản động, nhiều người sợ không dám nói ra. Hình như nhiều người lãnh đạo Đảng chưa hiểu thấu đáo một nguyên lý phổ biến như sau: “Nghe những lời ca tụng thì sướng cái lỗ tai đấy nhưng ít có tác dụng. Nghe những lời chê bai, phê phán thì khó chịu đấy nhưng biết nghe thì sẽ thu được nhiều ích lợi”.

Trong Dự thảo báo cáo chính trị ĐH XII, trong phần “… một số kinh nghiệm…” vẫn có đoạn : Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bám sát thực tiễn của đất nước…

Tôi tạm tin vào thiện chí trên đây mà mạnh dạn nêu ra, phân tích một vài phần còn lại của sự thật bị ẩn dấu, chưa được nêu ra hoặc có nêu ra nhưng còn sơ sài. Trong 5 ý kiến dưới đây thì ý 1 , 2 và 3 có liên quan đến dự thảo báo cáo, ý kiến 4 và 5 không liên quan, được trình bày để có nhận thức đúng . Đây là bản góp ý kiến chứ không phải báo cáo nên để tránh dài dòng, tôi không nêu lại những sự thật tốt hoặc chưa tốt đã được viết trong Dự thảo, không nêu chứ không  phải là không biết và không phủ nhận.

1-Trong 5 bài học có bài 4 là: “Phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết…”. Đây là điều được nhiều người cho là mới. Đúng là “mới được viết ra” vì trong các báo cáo trước đây chưa thấy. Tuy vậy về lời nói thì từ lâu Đảng vẫn tuyên truyền : “ Ngoài lợi ích của dân tộc Đảng không còn lợi ích nào khác”. Nói và viết như vậy nhưng đối chiếu với thực tế xem Đảng có làm được như thế không. Tuy rằng trong Hiến pháp, trong Điều lệ đều viết là Đảng hoạt động tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, nhưng thực tế Đảng tự đặt mình cao hơn Quốc hội , cao hơn chính quyền, cao hơn dân tộc và còn cao hơn cả luật pháp. Đảng tự cho mình là sáng suốt nên đã đem ý kiến của một số người trong Bộ Chính trị áp đặt cho toàn dân với chiêu bài “lo cho dân”. Đảng chưa bao giờ hỏi ý kiến dân một cách thực sự dân chủ xem có điều gì dân không vừa lòng, có quyền lợi nào của Đảng ngược với dân hay không khi mà nhiều điều quan trọng được thảo luận và quyết định bởi Bộ Chính trị rồi đưa ra cho Quốc hội thông qua. Theo ý kiến của một số nhà hoạt động dân chủ thì có một số lợi ích của Đảng là trái với lợi ích của dân tộc. Khi viết và nói: “Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết…” thì nhiều người giải thích là trên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích địa phương. Tôi muốn nhấn mạnh là phải trên cả lợi ích của Đảng.

2- Đảng CSVN theo Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML). Đảng lãnh đạo nhân dân, đạt được một số thắng lợi trong chiến tranh cách mạng. Từ đó rút ra kết luận là nhờ CNML mà nhân dân ta thu được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là một kết luận quá sai lầm về phương diện suy luận lôgic, một sự ngụy biện. Sự thật được rút ra từ thực tế là CNML mang lại cho dân tộc VN lợi ít, hại nhiều. Mỗi lần Đảng tìm cách vận dụng, áp đặt CNML đều mang lại tai họa cho dân tộc.Thắng lợi của ĐCS trong chiến tranh CM nhờ nguyên nhân khác là chủ yếu chứ cơ bản không phải nhờ CNML. Việc đổi mới nền kinh tế từ ĐH VI là làm ngược lại CNML thì một số người lại ngụy biện, dối trá, cho là vận dụng sáng tạo CNML. Một đặc điểm lớn cuối thế kỷ 20 là sự từ bỏ CNML trên phạm vi rộng thì Đảng không muốn nói đến, vẫn quyết kiên trì. Đó là một sai lầm về đường lối.

3- Trong Dự thảo có nhận định “Chính trị – xã hội ổn định”. Sự ổn định của VN chỉ là hình thức, thực chất không hoàn toàn đúng như vậy. Về chính trị, tuy không có những rối loạn lớn, Đảng vẫn nắm chặt chính quyền, nhưng sự lệ thuộc vào Trung quốc kể từ hội nghị Thành đô, sự thiếu nhất quán về quan điểm giữa một số cán bộ chủ chốt, giữa các phe phái, sự mất lòng tin của nhân dân càng ngày càng gia tăng, sự lộng hành của các nhóm lợi ích, sự không minh bạch trong việc kết án, giam giữ và trục xuất một số người hoạt động dân chủ, sự lộng hành của các thế lực công an v.v… là những dấu hiệu của sự kém ổn định về chính trị. Mà ổn định chính trị không phải là mục đích tự thân, nó nhằm phục vụ cho ổn định xã hội, là vấn đề quan trọng hơn, cần thiết hơn. Thực chất của xã hội VN thời gian qua là không có được sự ổn định cần thiết, nó thể hiện trong nhiều mặt mà chủ yếu là sự tha hóa của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp. Vì nạn tham nhũng và mua quan bán tước hoành hành, nhiều người phải bỏ khá nhiều vốn để “chạy việc, chạy chức” nên cơ quan nhà nước khó tuyển được người có thực tài. Cán bộ đã yếu kém về năng lực, lại lo tìm đủ mọi cách thu hồi vốn, lấy đâu trình độ và trách nhiệm để làm tốt nhiệm vụ chính.

Một xã hội ổn định trước hết phải thực hiện được “chính danh”, nghĩa là ai nhận làm việc gì phải có năng lực và trách nhiệm để làm việc đó và dành tâm trí, sức lực cho công việc đó. Thế nhưng trong xã hội VN hiện nay sự chính danh như vừa nêu là thuộc loại hiếm, đa số quan chức, dù làm việc gì, ở cấp nào thì đều quan tâm đến việc kiếm thêm tiền ngoài lương để thu hồi vốn, để cải thiện đời sống, để làm giàu, phần nhiều công việc chính chỉ được làm cho qua chuyện, ít được quan tâm tới chất lượng và hiệu quả. Ngoài ra có rất nhiều thứ dổm mà nguy hại nhất là “người dổm”, đó là những người mà “danh thực bất tương đồng”, năng lực và đạo đức không phù hợp với chức danh và công việc, chính những người đó là lực lượng làm mất ổn định xã hội một cách ngấm ngầm.

Tệ nạn dối trá tràn lan, từ các cơ quan Đảng và chính quyền đến toàn dân cũng là nguyên nhân quan trọng làm mất ổn định xã hội vì nó làm mất lòng tin, mà lòng tin là cơ sở cho ổn định. Rồi những vấn đề như dân oan, sự xuống cấp về đạo đức và giáo dục, sự lừa đảo trong nhiều hoạt động, người dân sợ công an hơn là pháp luật, sự rối loạn trong giao thông, trong thị trường, sự hủy hoại môi trường v.v… đều là những biểu hiện của mất ổn định xã hội.

Về kinh tế, theo thống kê thì mỗi năm đều có tăng trưởng nhưng hiệu quả thấp, VN nổi tiếng vì làm được những cái cầu, những đoạn đường, những ngôi nhà, những tượng đài đắt nhất và mau hỏng nhất thế giới. Hàng năm GDP tăng, lương tối thiểu tăng nhưng đời sống của đại đa số nhân dân hầu như không tăng theo vì nạn leo thang của giá cả. Sản xuất của kinh tế quốc doanh chủ yếu là thua lỗ vì tham nhũng và ngu dốt. Nhiều thứ hàng hóa, kể cả nông sản của tư nhân có giá thành cao hơn hàng nhập khẩu, người ta đổ lỗi cho công nghệ kém, năng suất thấp mà lờ đi một việc rất quan trọng là nền sản xuất phải chịu sự nhũng nhiễu, hạch sách, bóp nặn của các quan chức chính quyền. Những điều như thế đều góp phần làm mất ổn định xã hội.

Trong Dự thảo có nêu: “còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội”. Theo tôi, không phải là tiềm ẩn nhân tố và nguy cơ mà thực sự là xã hội đang mất ổn định một cách ngấm ngầm.

Khi chúng ta ký các hiệp định như WTO, TPP…thì đồng thời nhận cả cơ hội (cái được, triển vọng) và nguy cơ (cái thua, thách đố, rủi ro). Khi xã hội ổn định, mọi sự minh bạch thì cơ hội sẽ là chủ yếu, giúp sự phát triển nhanh. Với một xã hội kém ổn định như VN hiện nay, khi tham nhũng và tệ nạn mua quan bán tước tràn lan, khi các nhóm lợi ích thao túng nền kinh tế, khi sự nhũng nhiễu, hạch sách, bóp nặn nền sản xuất và lưu thông, khi gian dối tràn lan thì các nguy cơ sẽ lấn át cơ hội và không khéo dân tộc sẽ rơi vào cảnh càng tụt hậu xa hơn. Việc một số người Phương Tây cho rằng vào TPP thì VN là nước có lợi nhất, đó là một nhận định chủ quan, chưa xét đến sự kém ổn định của xã hội VN hiện tại. Nguyễn Quang Duy nêu ý kiến: chớ vội lạc quan về TPP, còn theo Trà Mi-VOA thì TPP có thể gây thiệt hại lớn cho VN (trang Bauxite ngày 10 tháng 10-2015)

4- Trong số trên 3 triệu đảng viên hiện nay chỉ có một số tương đối ít thỏa mãn được yêu cầu có tác dụng tích cực cho sự phát triển của đất nước, bằng năng lực, phẩm chất và sự gương mẫu.       Một số khá đông đảng viên chỉ giữ danh hiệu để làm vì, không có tác dụng gì đáng kể cho vai trò của Đảng (trong đó có tỷ lệ khá lớn người hưu trí). Một số khác là những kẻ cơ hội, lợi dụng được sự sơ hở hoặc sai lầm trong việc phát triển Đảng, vào Đảng để tạo điều kiện vinh thân, phì gia hoặc thỏa mãn mưu đồ cá nhân. Như vậy Đảng có đông đảng viên nhưng không mạnh, đặc biệt là khá thấp về trí tuệ.

5- Cách tổ chức 3 loại cơ quan nhà nước trong một nước như hiện nay, gồm Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc làm cho hiệu quả công việc thấp, tạo ra quan liêu và lãng phí, tạo ra số người ăn lương quá đông, rất khó tinh giản biên chế, rất khó tăng năng suất.

II – NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG THỜI GIAN TỚI

Nhiệm vụ cụ thể có rất nhiều, quan trọng là tìm ra được cái then chốt để khi đụng vào nó sẽ có tác động đến mọi mặt. Từ trước đến nay Đảng vẫn có nhận định rằng: cái then chốt ấy là sự lãnh đạo của Đảng, là sự trong sạch và vững mạnh của Đảng. Chẳng thế mà dự thảo báo cáo có 15 đề mục với khoảng 4 vạn chữ thì đề mục thứ 15 về Xây dựng Đảng…chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 9 ngàn chữ ( trên 20% ). Tuy vậy xây dựng Đảng như thế nào thì còn phải bàn nhiều vì con đường Đảng chọn, chủ thuyết Đảng theo, công việc Đảng làm trong thời gian qua và dự định tiếp tục tỏ ra có nhiều sai lầm. Khi chủ thuyết đã sai mà càng tăng cường lãnh đạo theo nó thì dễ bị sa lầy. Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia, trí thức trong và ngoài nước thì việc quan trọng và cấp thiết nhất đối với dân tộc VN là cải cách thể chế, vì nó không những đang trở thành lực cản rất lớn cho mọi sự tiến bộ mà còn kéo lùi lịch sử. Có cải cách thể chế thì mới có điều kiện phát triển các lĩnh vực khác.

Từ trước đến nay Đảng vẫn rất quan tâm đến sự thống nhất tư tưởng và củng cố niềm tin, nhưng dưới khẩu hiệu thống nhất đó là sự áp đặt tư tưởng của một hoặc của vài người cấp trên, rất mất dân chủ. Khi cấp dưới và nhân dân còn yếu kém, còn sợ hãi thì sự áp đặt tỏ ra có hiệu quả, nhưng khi người ta đã có kiến thức và không còn biết sợ thì áp đặt chỉ mang lại sự chống đối chứ không thể mang lại sự thống nhất và niềm tin. Hiện nay trong Đảng xuất hiện ngày càng nhiều những quan điểm bất đồng với sự áp đặt, lại bị vu cáo, cho là “tự diễn biến”. Những ý kiến sau đây chủ yếu xoay quanh việc xây dựng Đảng và cải cách thể chế.

1- Cần tổ chức các cuộc đối thoại

Đảng cần và rất nên tổ chức các cuộc đối thoại công khai, một bên là đại diện của Đảng, một bên là đại diện của trí thức, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự. Đối thoại công khai mới tránh được áp đặt. Đối thoại về tình hình đất nước, về nguy cơ của dân tộc, về sự đúng sai, hay dở của Chủ nghĩa Mác Lênin và con đường XHCN, về kinh tế thị trường định hướng XHCN v.v…Cần truyền hình các cuộc đối thoại như vậy cho toàn dân theo dõi và đánh giá. Đảng mở được các đối thoại công khai như vậy mới chứng tỏ được bản lĩnh lãnh đạo, sự tự tin vào chính nghĩa của mình và có lòng tin vào nhân dân. Nếu Đảng thấy không thuận tiện khi tự mình mở đối thoại thì khuyến khích, ủng hộ các đơn vị như Liên hiệp các hội KH, Viện Hàn lâm KHXH, Mặt trận Tổ quốc đứng ra tổ chức. Trong các lần bầu Tổng thống ở Mỹ, cuộc đối thoại trực tiếp giữa các ứng viên là việc được toàn dân quan tâm. Nhớ rằng đối thoại chỉ có tác dụng khi nó được tổ chức công khai, minh bạch, không lợi dụng quyền lực để dùng những thủ đoạn gian dối. Khi thấy chưa thể nào tổ chức được đối thoại thì mở rộng tự do báo chí, cho phép các tổ chức xã hội dân sự hoặc tư nhân ra báo để phản biện các đánh giá cũng như đường lối, chính sách của Đảng. Khi trong tay của Đảng có hàng trăm tờ báo, phát hành đến tận hang cùng ngõ hẻm thì ngại gì một vài tờ báo của tổ chức xã hội dân sự và tư nhân nếu như Đảng tự tin vào chính nghĩa của mình và tin vào nhân dân.

2- Cần thay đổi tổ chức của Đảng

Tổ chức Đảng như hiện tại là của một đảng làm cách mạng vô sản, theo Lênin đó là đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Tổ chức như vậy có tác dụng rất tốt trong quá khứ. Hiện nay vai trò của Đảng đã thay đổi, trở thành một đảng chính trị, đảng cầm quyền, lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. Tổ chức ĐCS VN hiện tại mang nặng tính áp đặt nhân dân hơn là lãnh đạo. Nên tham khảo các đảng cầm quyền tại các nước tiền tiến .Theo tôi, trong hoàn cảnh đảng cầm quyền, quan trọng là trí tuệ chứ không cần đến số lượng đảng viên quá nhiều, không cần tổ chức chi bộ đến tận từng cơ sở nhỏ bé, không cần đặt cơ quan đảng với một lượng cán bộ khá đông lên trên mọi cấp chính quyền. Thay đổi tổ chức đảng theo hướng đảng chính trị, đảng cầm quyền với sự đề cao trí tuệ không làm Đảng yếu đi mà còn mạnh thêm. Trong điều lệ và các văn kiện không nên gọi là đảng cách mạng nữa mà đổi thành đảng chính trị.

Với những đảng viên già yếu hoặc không còn tác dụng nên vận động, tổ chức cho họ ra đảng bằng một lễ trưởng thành, đồng thời bỏ danh hiệu mấy chục năm tuổi đảng. Danh hiệu đó ban đầu có tính động viên, càng ngày càng trở nên mất ý nghĩa, một số người đã ốm yếu mấy chục năm, không còn có một tác dụng gì với tư cách đảng viên, thế mà vẫn đeo bám đảng chỉ với mong ước và tự hào được kể có mấy chục năm tuổi đảng trong bài điếu văn..

3- Cần xét lại để từ bỏ Chủ nghĩa Mác Lênin và đổi tên đảng

Chủ nghĩa Mác Lênin tỏ ra có nhiều sai lầm và độc hại. Không phải bây giờ, sau sụp đổ của Liên xô và các nước cộng sản Đông Âu người ta mới thấy mà ngay khi nó vừa ra đời thì hàng trăm triệu người cũng đã thấy, đã ra sức bài trừ. Chế độ cộng sản và XHCN chỉ là ảo tưởng. Trước đây Mỹ và một số nước tự do khác rất sợ “ tai họa cộng sản” nên cố tìm mọi cách để chống lại, để ngăn cản. Ngày nay họ đã thấy, đã biết và tin là CNCS đã qua thời kỳ lừa dối được nhiều người, đã quá suy yếu đến mức hoàn toàn không đáng sợ, thế nào cũng bị tan rã, bị loại khỏi xã hội, không sớm thì muộn. Những người lãnh đạo đất nước theo cộng sản chỉ còn đủ sức kìm hãm tự do, dân chủ, nhân quyền của dân tộc họ để bảo vệ chủ thuyết đã lỗi thời, chứ không còn đủ sức xuất khẩu cách mạng, không còn đủ lý lẽ để lừa bịp nhân dân các nước khác. Gần đây Mỹ và các nước tuyên bố tôn trọng chế độ chính trị do chúng ta tự chọn, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ chúng ta phát triển kinh tế. Làm việc đó họ thể hiện sự tử tế, sự văn minh và chủ yếu cũng là vì quyền lợi của họ chứ không có nghĩa là họ công nhận chúng ta đã chọn được con đường đúng đắn. Họ vẫn cho những người theo và bảo vệ chủ nghĩa cộng sản là những kẻ cuồng tín, ngu tín, khờ dại nhưng họ đành chấp nhận chơi chung vì biết chắc cộng sản không thể làm hại được họ và chơi với những người như vậy cũng có cái lợi cho họ. Những từ ngữ như “Đối tác chiến lược, Hợp tác toàn diện…”chỉ có nghĩa khi thật sự tin cậy nhau vì cùng chí hướng, còn không chỉ là các câu sáo rỗng. Khi người ta cố bảo vệ ý thức hệ chính trị chống đối nhau thì khó có được tình bạn thân thiết.

Thực chất thì Đảng CS Trung quốc đã từ bỏ những nội dung chính của CNML, Đảng CS VN cũng đã từ bỏ một số nội dung của CNML, nhưng bên ngoài vẫn cố to tiếng kiên trì nó. Làm thế để làm gì, phải chăng là để duy trì sự dối trá. Khi người ta biết anh dối trá thì làm sao người ta thật lòng với anh được. Tôi nghĩ rằng để có đường lối đúng đắn xây dựng đất nước thì điều cần thiết đầu tiên là Đảng công khai tuyên bố từ bỏ CNML. Làm cơ sở cho việc từ bỏ này là các cuộc đối thoại về CNML để toàn Đảng, toàn dân thấy rõ những độc hại, những tai họa nà nó đã mang đến cho dân tộc.

Khi đã từ bỏ CNML thì không nên giữ tên đảng cộng sản mà nên đổi tên, thí dụ có thể lấy lại tên Đảng Lao động. Trong 85 năm tồn tại Đảng đã 3 lần đổi tên: Đảng Cộng sản VN thành ĐCS Đông dương, thành Đảng Lao động VN, thành Đảng Cộng sản VN. Như vậy nếu bây giờ có đổi tên cho phù hợp tình hình mới cũng là việc bình thường.

Việc từ bỏ CNML, từ bỏ CNCS sẽ thu được nhiều lợi lớn, ngoài việc tránh cho dân tộc đi nhầm đường, chui vào hang cụt thì còn tạo điều kiện để thực sự hòa hợp dân tộc, tạo niềm tin cho các nước đang có quan hệ hợp tác.

4- Kiên quyết xây dựng cho được thể chế thật sự dân chủ với tam quyền phân lập

Có xây dựng được thể chế như vậy, loại bỏ sự toàn trị độc quyền thì mới mong có cơ sở để bài trừ tham nhũng, triệt bỏ nạn mua quan bán tước, giữ ổn định xã hội. Trên kia tôi đã viết, nếu xã hội không ổn định, vẫn đầy rẫy tham nhũng mà nhà nước ký hết hiệp định này đến hiệp định khác thì không khéo không phát huy được thuận lợi mà làm tăng nguy cơ đến mức càng bị tụt hậu xa hơn nữa . Hiện nay Đảng đang bị mất lòng tin. Hãy tham khảo Đảng Nhân dân hành động của Singapore (PAP). Từ đầu thế kỷ 21 Đảng này dần dần mất lòng tin của dân, tại cuộc bầu cử năm 2011 bị mất nhiều phiếu. Để lấy lại lòng tin PAP đã không dùng các thủ đoạn xấu như hạn chế hoặc triệt hạ đảng đối lập, không ra sức tuyên truyền vinh quang của quá khứ, không tìm cách đàn áp những người bất đồng chính kiến, mà tự mình đổi mới, ra sức khắc phục thiếu sót, vì thế trong cuộc bầu cử năm 2015 đảng PAP đã lấy lại lòng tin và uy tín gần như tuyệt đối.

Nếu Đảng tự đổi mới để hợp lòng dân thì dù có tam quyền phân lập Đảng vẫn giữ được vai trò cầm quyền, củng cố được vai trò lãnh đạo.

Việc đầu tiên tạo nên tam quyền phân lập là tổ chức và bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan đó phải đóng được vai trò thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất. Muốn thế phải thực hiện đồng thời 2 điều: 1- Bỏ hẳn việc Đảng cử, dân bầu, Mặt trận giới thiệu. Mở rộng việc tự ứng cử, tự vận động, tạo cơ hội thu hút người có tài đức. 2-Đại biểu Quốc hội và HĐND không đồng thời là cán bộ chủ chốt của chính quyền. Kiên quyết không làm cái việc dối trá vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa mất dân chủ vừa lãng phí sức lực và trí tuệ.

Khi đã có chính thể tam quyền phân lập thì vai trò của Mặt trận trở nên ít cần thiết và có thể giải tán.

5- Một việc cấp bách tại ĐH

Một việc rất quan trọng của ĐH là bầu ban lãnh đạo mới. Việc này đã được Bộ Chính trị và cuộc họp lần thứ 12 của Trung ương 11 thảo luận về danh sách ứng cử, đề cử theo QĐ 244 ngày 9 tháng 6 năm 2014 (QĐ về bầu cử tại các ĐH Đảng). Xét ra đó là một QĐ vi phạm điều lệ Đảng      (Mọi đảng viên có quyền ứng cử, bầu cử vào mọi chức vụ) và là một QĐ rất mất dân chủ, không tôn trọng quyền của ĐH là cơ quan quyền lực cao nhất. Tôi đề nghị ĐH dùng quyền của mình bác bỏ QĐ 244, xóa bỏ danh sách được lập ra một cách mất dân chủ theo QĐ đó, để toàn quyền cho ĐH đề cử danh sách mới.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Hồ Chí Minh ,con người muôn mặt



Đôi lời: Chẳng những ông Hồ Chí Minh là con người muôn mặt, mà qua bài viết đăng trên báo Nhân Dân: Bác Hồ ở Boston, thì ông Hồ cũng đã cũng đã từng “ôm chân đế quốc Mỹ”, kiếm “bơ thừa, sữa cặn”, nói theo ngôn ngữ của các “cháu ngoan bác Hồ”. Các cháu này luôn miệng chửi những người VN “ôm chân đế quốc Mỹ” lâu nay, mà không biết rằng bác của chúng cũng đã ôm chân đế quốc Mỹ hơn một thế kỷ trước.


Song Chi

13-9-2015


                                               Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Thư viện Hoa Sen

Trong cuộc đời hoạt động “cách mạng” của mình, ông Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bút danh khác nhau. Bài “Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ” đăng trên trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, đã kê khai ông Hồ có khoảng 175 tên gọi, bí danh, bút danh, ngoài ra “Hiện vẫn còn khoảng 30 tên gọi, bí danh, bút danh được cho là của Hồ Chí Minh, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn hoặc chứng minh cụ thể Bác đã dùng vào thời gian nào, trong trường hợp nào, nên vẫn chưa thể công bố chính thức”.

Từ lâu, cũng chính nhờ đảng và nhà nước này công bố, mà người dân mới biết Trần Dân Tiên, người viết cuốn tiểu sử “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948 và tại Paris năm 1949 (theo Wikipedia) chính là Bác Hồ. Trong một cuốn tiểu sử khác, “Vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản lần đầu năm 1950, Hồ Chí Minh lấy bút danh là T. Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại. Như vậy ông Hồ chỉ có 2 cuốn gọi là “tiểu sử” được phổ biến rộng rãi, in ra nhiều thứ tiếng, thì cả hai đều do chính ông Hồ viết ca tụng mình.

Việc ông Hồ từng làm việc cho đảng cộng sản Liên Xô và đảng cộng sản Trung Quốc, nhận tiền của Liên Xô và Trung Quốc là chuyện chả phải mới mẻ gì. Chỉ cần ngay trong bài này cũng thấy.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Tích hợp các môn học: thêm một đòn giáng mạnh vào nền giáo dục



Nguyễn Trần Sâm

10-9-2015

Một trong những nội dung “cải cách giáo dục” mà bộ GD-ĐT đã bắt đầu thực hiện là “tích hợp” các môn học. Những môn gần nhau, ví dụ Lý, Hóa và Sinh, được dồn làm một và gọi là môn “khoa học”, và nếu như trước đây được 3 thầy/cô dạy thì sắp tới sẽ chỉ còn 1 người dạy (hoặc “định hướng” cho học trò “tự phát minh”, theo quan điểm “chỉ đạo” của bộ).

“Đề án” này thực sự gây kinh hoàng hay chí ít là gây ngao ngán và lo lắng cho những người quan tâm đến GD.

Vậy, phải chăng việc “tích hợp” như vậy là sai trái, là phản khoa học? Xin thưa, KHÔNG phải vậy. Tích hợp hay chia thành các môn như đang làm từ trước đến giờ, mỗi kiểu đều có những ưu và nhược điểm của nó. Và cũng CÓ THỂ về tổng thể thì kiểu “tích hợp” là tốt hơn kiểu chia nhỏ các môn học.

Vấn đề là: Ngay cả nếu kiểu “tích hợp” về cơ bản là tốt hơn ít nhiều so với kiểu “phân chia” thì cái lợi thu được cũng không thấm tháp gì so với tác động tàn phá của việc chuyển đổi từ “phân chia” sang “tích hợp”.

Thực ra thì chất lượng GD không phụ thuộc đáng kể vào việc “tích hợp” hay “phân chia”. Trong một nền GD, kể cả tất cả các giáo viên đều chỉ dạy được mỗi người một môn “phân chia”, hay mỗi giáo viên đều dạy được vài ba môn (hay một môn “tích hợp”), hoặc số này thì dạy được mỗi người một môn, số khác thì mỗi người lại dạy được vài ba môn, điều đó đều không gây ra khó khăn nào đáng kể cho việc phân công giảng dạy và cho việc giữ vững chất lượng GD. Việc GD hiện nay lâm vào tình trạng nát bét với chất lượng sa sút toàn diện không phải do không tích hợp các môn học, mà do những nguyên nhân hoàn toàn khác.

Trong bối cảnh hiện nay, khi hầu như toàn bộ đội ngũ giáo viên được đào tạo để phù hợp với kiểu “phân chia”, và toàn bộ sách giáo khoa được viết cho từng môn như đang có, tham vọng của lãnh đạo bộ GD-ĐT về việc “tích hợp” các môn học sẽ dẫn đến những tai họa sau đây:

Một là sẽ tốn một lượng tiền khổng lồ từ ngân sách nhà nước (mà với cách chi như hiện nay thì có thể lên tới hàng trăm ngàn tỉ) để biên soạn lại toàn bộ sách giáo khoa và các loại sách tham khảo, hỗ trợ dạy và học, đồng thời để đào tạo lại đội ngũ hàng trăm ngàn giáo viên.

Hai là sẽ làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giảng dạy, kéo theo giảm sút chất lượng học. Những giáo viên đã dạy một số năm, bây giờ lại phải đi học lại, sẽ gặp phải vô vàn khó khăn, và chất lượng của việc học lại sẽ không thể nào đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Trong ngành GD, bất cứ ai cũng biết rõ rằng những hình thức đạo tạo như “chuyên tu”, “tại chức”, “liên thông”, “đào tạo lại”, “bồi dưỡng thường xuyên” không hề có tác dụng nâng cao trình độ thực sự.

Ba là, do sự thất bại của việc “đào tạo lại” nói trên, quá trình này sẽ gây ra thêm một làn sóng giả dối – một điều tối kỵ trong GD. Từ trước đến nay, GD đã bị bao trùm bởi một không khí giả dối, và đó chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự xuống cấp tệ hại của nó, bây giờ lại sẽ có thêm một đợt sóng mới của sự giả dối, nhấn chìm hoàn toàn nền GD. Do chất lượng “đào tạo lại” không bảo đảm, việc dạy và học sa sút nghiêm trọng, nhưng vì muốn chứng minh rằng đường lối “tích hợp” là đúng đắn, hệ thống quản lý GD từ trên xuống dưới sẽ tìm mọi cách để che giấu sự xuống cấp, bố trí và dàn dựng để mọi thầy cô đều tham gia vào việc tô vẽ cho bộ mặt của ngành GD, để chứng tỏ rằng chất lượng GD đang “đi lên”. Và một khi mọi thầy cô đều tham gia vào những trò giả dối thì đó sẽ là đòn đánh cuối cùng làm nền GD suy sụp hẳn. Hậu quả của việc đó là gì thì không ai có thể tiên lượng được, chỉ biết là sẽ vô cùng tệ hại.

Việc dạy và học theo kiểu “tích hợp” hay “phân chia” – đó đơn giản là việc lựa chọn. Lựa chọn cái nào – điều này không phải là yếu tố quan trọng đối với chất lượng GD. Nhưng một khi đã chọn hình thức này một cách đại trà thì việc cố tình dùng quyền hành và tài lực của nhà nước để chuyển đổi sang hình thức kia là một việc làm nguy hiểm, chắc chắn dẫn đến những kết quả tồi tệ.

Nếu các quan chức lãnh đạo GD thực sự muốn thấy một nền GD thông thoáng thì việc mà họ nên làm là cho phép và khuyến khích các trường tự chọn “tích hợp” hay “phân chia”. Việc biên soạn một bộ SGK “tích hợp” cũng nên thực hiện theo hình thức để cho các cá nhân hay nhóm người đủ tư cách về chuyên môn đứng ra đăng ký làm, sau đó đánh giá, nghiệm thu theo một hình thức nào đó (nhưng phải tiến hành bởi các hội đồng chuyên môn không bị chi phối bởi “cánh hẩu” của các quan chức bộ). Khi đó, từng trường sẽ tìm ra cách thích nghi với sự lựa chọn mà họ đã thực hiện.

Nhưng đừng hy vọng “bộ ta” sẽ làm như vậy!

                                                                            N .T.S

Đọc báo Đảng mỗi ngày thêm ... suy thoái !



Nhật ký mở lần thứ 149

Tô Hải

10-9-2015

Chẳng nói thì mọi người cũng đã biết: Mình là một thẳng đảng viên đảng Lao Động VN suy thoái rất sớm: Ngay từ những ngày cái đoàn cố vấn Tầu do tên cố vấn Trần Canh cầm đầu sang VN, dạy cho bọn tay sai cách “cướp” đủ thú, từ mạng sống đến của cải của con người bằng một cuộc “cách mạng long trời lở đất”, mang cái tên “Cải cách ruộng đất – Chấn chỉnh tổ chức” mà mọi người thường bị cái vế trên nó xóa nhòa mất vế dưới. Còn mình thì sống trong khủng khiếp cả 2 vế: Đi thực tế cải cách ruộng đất và trực tiếp sinh hoạt chi bộ để đấu tố “đồng chí” mình, để cuối cùng, không ít “đồng chí” bị khai trừ ra khỏi đảng hoặc khỏi… mặt đất!

Trước mắt mình có biết bao “đồng chí” bị gán cho cái tội “tư tưởng phản động”, mất lập trường”, thậm chí “Quốc Dân đảng chui vào nội bộ đảng để phá hoại”. Biết bao đồng môn, đồng khóa, đồng hương lạc đường như mình đã là nạn nhân của cái cuộc chấn chỉnh chết người này. Riêng mình thì vẫn… thoát nhờ cái sự HÈN NHÁT ra sao, mình đã thú tội trước nhân dân trong cuốn “Hồi ký của một Thằng Hèn”. Và cái sự không còn sợ tù tội, giết chóc nữa đã giúp mình ngày càng… thoái hóa, tự diễn biến hơn suốt  20 năm qua, nhất là từ khi mày mò sử dụng được Internet, để trở thành blogger, facebooker…

Nhân vụ thoát khỏi lưỡi hái của Tử Thần lần thứ 3, tỉnh lại mình tự kiểm điểm xem suốt thời gian qua mình đã “tiến bộ trong sự thoái hóa” đến mức nào? Và tại sao? Có nên tiếp tục cái công việc bê-nê-vôn (không nhận lương) này nữa chăng?

Và mình đã nhận ra:

– Dù chẳng có lãnh tụ nào, đảng trưởng của bất cứ cái đảng nào giáo dục, chỉ đạo, mình đã… “thoái hóa, tự diễn biến” ngày một “tiến bộ” hơn khối “nhà” này, “nhà” nọ! Thậm  chí có người còn “thăng cấp” cho mình là “đồng chí phản động”, “ông già lực lượng thù địch đáng kính nể” nữa là đằng khác!

Vậy thì cái gì làm mình… “tiến bộ” trong hoàn cảnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 5-6 năm trời nay?

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

70 năm nhìn lại:Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: Hai bản Tuyên ngôn Độc Lập



Phạm Cao Dương

8-9-2015

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.


(A) TUYÊN NGÔN CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI

Hoàn cảnh được công bố

 Bản tuyên ngôn độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1940, sau khi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á, gần năm tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Trong thời gian này Việt Nam bị sống dưới sự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Hòa Ước 1884 được ký kết, lẫn người Nhật, từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu. Hoàn cảnh này đã làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốn chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp chính quyền (chữ của chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng xã hội chủa nghĩa vô sản mà luôn cả những người không những không có cảm tình với chế độ quân chủ đương thời mà còn chủ trương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nhìn nhận giá trị đích thực của của bản tuyên ngôn này. Lý do là vì Bảo Đại luôn luôn bị coi như một ông vua bù nhìn, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay người Nhật. Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập thì ông tuyên bố độc lập, thế thôi. Người ta hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nền độc lập mà Bảo Đại tuyên bố theo họ chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyên ngôn của ông chẳng có một giá trị gì trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của người Việt. Thực chất của nó chỉ là “sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đình Bảo Đại”[1] không hơn không kém.

 Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lý do làm đảo chính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lý do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập. Lý do của Bảo Đại đã được ông giải thích khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm Thủ tướng đầu tiên của chính phủ Nam Triều độc lập. Nguyên văn câu nói được Trần Trọng Kim kể lại như sau:

 “-”Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải dứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.”[2]

 Người ta cần phải nhớ là hơn mươi năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế được hai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đã ra Dụ số 1 tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm 1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất Hân, ký với Toàn Quyền Đông Dương thời nhà vua còn nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyền hành còn lại của ông trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong, tế lễ…kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nền hành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đã bị người Pháp ngăn cản và bị thất bại. Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhật dù gì đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế còn trẻ tuổi từ lâu mong đợi. Ngoài ra theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trọng Kim “chịu khó” lập chính phủ mới. Ông Bảo Đại nói :

 -“Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.”[3]

Hai tiếng “cơ hội” Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy ông từ lâu mong có dịp này. Đồng thời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo chưa phải độc lập hẳn.” Chưa hết, tuyên bố rồi ông còn có nhu cầu phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập và nhất là để tránh không cho người Nhật “lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta.” Một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chính trị học mói biết được. Ngoài ra những tiếng “rất có hại cho nước ta” cũng cho người ta thấy đối tương của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải là ngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thần dân của ông. Cái nhìn và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về tình hình thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đã được ông nói rõ trong hồi ký của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đã không tin tưởng ở họ cũng như chiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhập cuộc dù ông hiểu rõ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác, như ông cũng nói tới trong hồi ký của ông: Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó.

Nội dung bản Tuyên ngôn

 Đây là một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêu chính yếu là hủy bỏ hòa ước Triều Đình Huế đã ký với nước Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập, đứng vào khối Đại Đông Á trong chương trình phát triển chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào lòng thành của nước Nhật với nguyên văn như sau:

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Phỏng vấn Người Buôn Gió nhân ngày 2/9



Người Buôn Gió

29-08-2015

Bùi Thanh Hiếu: Xin chào anh Người Buôn Gió, nhân dịp ngày 2/9 anh cho biết cảm nghĩ của mình.

Người Buôn Gió: Thưa với anh, tôi cũng như bao người dân khác, háo hức chờ đón ngày lễ trọng thể như này.

Bùi Thanh Hiếu: Tại sao là một thằng phản động, anh lại ” háo hức chờ đón ” ngày lễ tôn vinh đảng cộng sản Việt Nam?

NBG: À vì tôi thấy sự thật ngày càng rõ ràng, cái háo hức của tôi là háo hức nhận ra sự thật. Tôi ngày càng nhận ra sai lầm của mình bấy lâu, khi chống phá, xuyên tạc uy tín của ĐCSVN.

BTH: Anh cho biết ví dụ thế nào mà anh nhận ra sai trái của mình?

NBG: Ví dụ này nhé, chúng tôi là kẻ vô ơn, đúng như Tuyên giáo của Đảng CSVN nói. Chúng tôi vô ơn bởi đảng CSVN đã mang lại cuộc sống cho chúng tôi,  Tôi là thợ xây, tôi đi xây cái biệt thự cho ông quan chức đảng viên, tiền làm biệt thự ông ấy lấy từ công quỹ ra, chứ ông ấy đâu làm gì mà ra tiền. Nhờ có việc xây biệt thự cho ông ấy mà tôi có tiền công, tiền công này tôi nuôi con tôi ăn học, trang trải việc nhà. Vậy mà tôi chửi ông ấy, chửi nhà nước của ông ấy. Rõ là tôi vô ơn còn gì. Giờ thử hỏi ông quan chức kia không xây biệt thự, tôi lấy đâu ra việc để làm. Cuộc sống gia đình tôi là nhờ ông ấy, nhờ đảng. Không có đảng thì không có ông ấy, không có ông ấy thì không ai xây biệt thự, không ai xây biệt thự thì tôi thất nghiệp. Lẽ ra tôi phải mang ơn họ từ lâu rồi.

BTH: Anh cho biết, ĐCSVN thường nói rằng các lực lượng chống phá ĐCSVN nhằm thay đổi thế chế, đầy đất nước ta vào chiến tranh, loạn lạc, đói nghèo. Anh nghĩ cái này đúng hay không?

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Tại sao chúng ta nghèo ?



Nguyễn Hưng Quốc

21-08-2015

Trong cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân trẻ vào chiều 12 tháng 8 vừa qua, sau khi nghe những lời than thở về những bất cập trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam của họ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” Rồi ông nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn.”

Trong câu hỏi của Vũ Đức Đam có một nhận định chính xác: Việt Nam nghèo. Chúng ta không những nghèo hơn các nước phát triển trên thế giới mà còn nghèo hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Trong khu vực, chỉ giới hạn trong khối ASEAN, chúng ta nghèo hơn Singapore, Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Miến Điện và Thái Lan, đã đành. Chúng ta còn có nguy cơ bị hai nước láng giềng vốn thường bị xem là nghèo hơn và yếu hơn, Campuchia và Lào, qua mặt.

Nhưng toàn bộ câu hỏi của Vũ Đức Đam, “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” lại sai.

Sai ở nhiều điểm.

Thứ nhất, cách đặt vấn đề sai. Chuyện tốt hay xấu không có quan hệ gì đến chuyện giàu nghèo. Để giàu, người ta cần óc sáng kiến, năng lực lao động, sự cần cù cùng với một số điều kiện thuận lợi và may mắn nữa chứ không dính líu gì đến tính cách hay đạo đức. Trên thế giới, không ai đặt vấn đề như vậy với các tỉ phú hay với các cường quốc kinh tế.

Thứ hai, sai ở mệnh đề “chúng ta tốt”. Cái gọi “chúng ta” ở đây là ai? Là những người tham dự cuộc hội thảo ư? Căn cứ vào đâu để khẳng định họ tốt? Rộng hơn, “chúng ta” đây là người Việt Nam nói chung chăng? Lại càng mơ hồ. Không có dân tộc nào là tốt cũng như không có dân tộc nào là xấu. Dân tộc nào cũng bao gồm những người tốt và những kẻ xấu. Một sự khái quát hoá, cho dân tộc này tốt hơn những dân tộc kia không những sai lầm về logic và thực tế mà còn dễ có nguy cơ dẫn đến những thái độ kỳ thị chủng tộc, điều mà giới học thuật Tây phương cho là cấm kỵ.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Hệ thần kinh khốn nạn là gì ?





Vuong Phamnhat

14/8/2015

 Vừa rồi, trên facebook của mình, Ngô Bảo Châu có nói về những kẻ "thần kinh khốn nạn", như là công bố một phát minh mới không thuộc lãnh vực toán học, giống như anh mới phát hiện ra một giống loài ở Việt Nam có hệ “thần kinh khốn nạn”. Đây là phát hiện mới, phải nói là rất mới.
 Chúng ta biết trong cơ thể con người bình thường chỉ có 02 hệ thần kinh là “hệ thần kinh trung ương” và “hệ thần kinh ngoại biên”. Hệ thần kinh trung ương phụ trách những suy nghĩ, tư tưởng. suy luận, phân tích..v.v.. và chủ yếu là bộ não với các neutron thần kinh; còn hệ thần kinh ngoại biên phụ trách các cảm giác đau đớn, nhịp tim, thăng bằng..v.v.. gồm tủy sống và các dây thần kinh trong cơ thể. Còn hệ ‘thần kinh khốn nạn” là phát hiện mới của Ngô Bảo Châu mới công bố trên fây búc của mình. Chúng ta cùng khảo sát phát kiến mới của anh.
 Ngô Bảo Châu là nhà toán học nổi tiếng thế giới với công trình chứng minh Bổ Đề Cơ Bản và giành được Huy chương Fields. Anh là người Việt Nam mang quốc tịch Pháp và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Năm 2011, tổng thống Pháp Sarkozy trao tặng anh Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp. Ngô Bảo Châu làm việc bên Mỹ và Viện Đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc (distinguished service professorships). Năm 2012, anh là hội viên danh dự của Hội Toán học Hoa Kỳ. Sau khi nhận giải Fields, anh được Mỹ, Pháp và nhiều nước mời về làm việc nghiên cứu toán học và cả Việt Nam cũng mời về. Cuối cùng, Ngô Bảo Châu đã nhận lời làm việc ở Viện chuyên về toán ở cả ba quốc gia là Pháp, Mỹ và Việt Nam. Giải Fields là một giải thưởng quốc tế rất danh giá về toán học. Do ông Nobel ngày xưa, khi chết có để di chúc dùng lợi nhuận từ tài sản của mình làm giải thưởng cho các nhà khoa học về các lãnh vực vật lý, hóa học, sinh học..v.v.. nhưng không có toán học. Bởi vì Nobel có cô vợ trẻ phụ rẫy bỏ theo nhân tình, mà gã nhân tình là giáo viên dạy toán; cho nên Nobel ghét. Có đôi khi, những quyết định của bậc vĩ nhân bị chi phối bởi lý do rất đời thường, không có gì lạ cả. Do vậy, để bổ sung cho sai lầm của Nobel, các nhà khoa học trên hành tinh này lập ra giải Fields về toán học. Nói điều này cho thấy, Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields cũng như giải Nobel về toán học vậy. Và qua đó cũng cho thấy anh là người có tư duy toán học siêu việt xứng đáng được vinh danh. Thậm chí, có nhiều người mến mộ dựng tượng để khuyến khích tinh thần học tập cho học sinh; nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp và cả Việt Nam mời anh về cộng tác để phát triển ngành toán học.
 Về cá nhân, Ngô Bảo Châu sống khá bình dị so với danh tiếng toàn cầu của mình. Anh vẫn đi dạy toán miễn phí cho trẻ em nghèo. Ít quan tâm đến đấu đá chính trường dù với danh vọng của mình, anh hoàn toàn có thể bỏ quốc tịch Pháp để hoàn toàn sống ở Việt Nam làm quan chức. Nhưng với tinh thần của nhà khoa học, anh chỉ cộng tác với nhiều Viện nghiên cứu toán ở nhiều nước, trong đó, anh luôn cố gắng tìm cách phát triển ngành toán học Việt Nam với bằng chứng là anh nghe theo lời mời của Chính phủ về hỗ trợ cho Viện Toán ở quê hương.
 Việc phát hiện ra “hệ thần kinh khốn nạn” không liên quan đến toán học mà xuất phát bởi tấm lòng yêu thương đồng bào, yêu thương người nghèo khổ; đó chính là lòng nhân ái của nhà toán học nổi tiếng Ngô Bảo Châu. Số là sau khi biết thông tin về tỉnh Sơn La, là tỉnh nghèo nhất Việt nam chủ trương xây dựng quần thể tượng đài với chi phí lên đến 1.400 tỷ vnđ. Bao gồm việc xây dựng một loạt công trình với diện tích khoảng 20ha như quảng trường, tượng đài Bác Hồ, xây mới Trung tâm hành chính của tỉnh, khu tái định cư và giải phóng mặt bằng, đền thờ Bác Hồ và khu bảo tàng... trong khi trẻ em nghèo thất học lang thang, trường học như chuồng heo chuồng chó, bệnh viện như bãi rác chiến trường, người dân không có cơm ăn áo mặc, nữ thì đi sang Trung Quốc làm đĩ, trai tráng đi làm thuê phụ hồ, bán vé số hoặc trộm cắp. Số tiền 1.400 tỷ hoàn toàn có thể dùng để phát triển kinh tế cho tỉnh, phục vụ người dân thoát nghèo như làm đường xá cầu cống để thu hút đầu tư; dùng hỗ trợ cho việc giảm biên chế tinh gọn bộ máy giảm thủ tục phiền hà cho dân; dùng để hỗ trợ thuế cho các nhà đầu tư mở khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo việc làm cho dân, dùng để xây trường học và trả lương, cấp nhà cho các giáo viên tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường; dùng để xây bệnh viện vừa tạo công ăn việc làm vừa phục vụ cho đồng bào dân tộc. Còn xây quần thể tượng đài và trung tâm hành chính chỉ để phục vụ cho quan chức ăn no mập béo xà xẻo công quỹ và đè nén ức hiếp dân lành mà thôi.
 Ai cũng thấy đó là sự bất công, là sự bóc lột dã man tàn khốc vì cùng là người trong một quốc gia mà bóc lột với nhau như thế là phi logic theo toán học; Thậm chí, ca dao có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương-Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Các quan chức và người dân cũng là người trong một nước nhưng tại sao lại tham nhũng khủng khiếp và bóc lột tàn ác và dã man chính đồng bào mình như thế? Ngô Bảo Châu đã phát hiện rằng những quan chức này khác đồng bào chúng ta vì họ có một “hệ thần kinh khốn nạn”.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Thần kinh khốn nạn






CanhCo

04-08-2015

Đó là hệ thống thần kinh mới, vừa được Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam tìm ra sau khi ông Vũ Đức Đam, trên cương vị Phó thủ tướng ký thế cho Thủ tướng chính phủ quyết định chấp thuận cho UBND thành phố Sơn La kinh phí 1.400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trong thành phố.

GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Rõ ràng là GS Châu chơi chữ. Không thể nào một ông Phó Thủ tướng lại mắc bệnh thần kinh, có nghĩa là tâm thần không bình thường, ký những quyết định đi ngược lại với nhân văn, với đạo lý dân tộc. Ông chỉ có thể “khốn nạn” trong ý thức. Ông không xem trẻ em lê lết trong các mái trường không thua chuồng trại súc vật đầy dẫy tại các tỉnh biên giới mà Sơn La là một điển hình của sự nghèo túng cùng cực. Ông không hề nghĩ tới hàng chục ngàn hộ thiếu ăn quanh năm và đối với họ chỉ cần đủ ăn đã là hạnh phúc. Đối với họ Hồ Chí Minh chỉ là một cục đá được dẽo gọt chỉ để đứng nhìn sự thống khổ, kiệt quệ của họ, những người quanh năm không biết tới một mẩu thịt là gì.

Họ túng đói và lê lết như những con thú hoang trong khi chính phủ của ông Vũ Đức Đam đang phải đối phó với nợ công, phải ăn xin tứ phương từ Mỹ với miếng bánh TPP, từ Trung Quốc với những khoản vay thắt cổ, từ Nhật với ODA dễ nuốt và ngay cả từ Việt kiều hải ngoại với câu chữ không biết hổ thẹn là gì, lại bỏ ra 1.400 tỷ xây một hình tượng đang mục nát trong trái tim quần chúng.

Với những sự thật không thể chối cãi ấy câu hỏi đặt ra tại sao chính phủ lại tiếp tục ký những quyết định trái với lòng dân, trái với lương tri của con người mà bất cứ một chính phủ, một nhà độc tài nào cũng đều tránh né?

Chỉ có thể xem đó là những thái độ khốn nạn. Sự khốn nạn lâu ngày thành nếp nghĩ, thành cách hành xử quen thuộc. Việc coi thường luân thường đạo lý trong huyết quản đã tạo nên một loại gene mới trong cơ chế cộng sản. Loại gene ấy biến thành hệ thần kinh chủ đạo, từ tư duy cho tới phản ứng, nó nằm song song với các hệ thần kinh khác như buồn, vui, giận, ghét. . . hệ thần kinh khốn nạn chỉ khác ở chỗ, nó tự đứng riêng và tự đánh bóng hay tôn tạo chính mình. Nó phản ứng với hệ thần kinh bình thường một cách bất bình thường. Khi nhân dân đói nó cho là nhân dân đủ ăn và GDP của họ ngày một cao hơn. Khi trẻ em thiếu trường, thiếu lớp nó cho đấy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể phát triển của đất nước. Khi người dân phản ứng vì bị đẩy vào đường cùng nó cho là sự xúi giục của bọn phản động và phản ứng của nó không kém bất cứ cách hành xử côn đồ nào.

Thần kinh khốn nạn tự nghĩ ra những kịch bản chỉ có trong giấc mơ của những kẻ sở hữu nó. Nhân dân vẫn yêu thương Hồ chủ tịch và họ có nhu cầu nhìn tượng của ông thay cơm. Nhân dân hãnh diện khẳng định ông là ánh sáng dẫn họ trên con đường….vạn dặm! Nhân dân sáng suốt tin rằng ông là ngôi sao không hể tắt và có ông thì người dân sẽ thấy đời đáng sống biết dường nào.

Một trong những người sở hữu thần kinh khốn nạn, Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cả quyết rằng: “sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Hiện, Sở cũng đang nâng cấp nhà tù Sơn La và một số địa danh văn hóa khác”.

Nếu chú ý người dân sẽ lo sợ vô cùng khi tượng đài được xây dựng song song với việc nâng cấp nhà tù. Tham quan hay vào đó nằm nếu chống đối đề án thì có gì khác nhau?

Trần Bảo Quyến cho rằng: “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.

Đúng, nó không hề là một đề án lãng phí. Nó không lãng phí mà là phá hoại. Phá hoại tới tận đáy cái nền của nhân bản. Tiêu diệt những gì ít ỏi còn lại trong lòng người dân đối với hình ảnh Hồ Chí Minh. Người miền núi vốn không được học hành tử tế họ chỉ biết ông Hồ là người cha già dân tộc theo tuyên truyền của bộ máy Đảng. Sau gần một thế kỷ người cha ấy chia cho đám con ruột là quan lại triều đình xây dựng những công trình để tư túi trên các đề án khốn nạn. Chỉ cần thông minh một chút là họ biết mình bị bóc lột, bị chà đạp tới xương khi con cái họ quần không có mà mặc, gia đình họ không có gạo đủ ăn phải lê lết trên những con ruộng bậc thang, đẹp thì có đẹp nhưng leo trèo trên ấy để kiếm từng hạt lúa thì người Kinh đã bỏ chạy từ xưa.

Chỉ tiếc một điều đồng bào miền Tây Bắc không mấy người có hệ thần kinh khốn nạn như quan đầu tỉnh Trần Bảo Quyến và do đó họ không thể tự bào chữa cho mình lý do họ quá yêu bác Hồ nên nhà nước cần phải dựng tượng của ông cho họ ngắm thay cơm.

Con cá gỗ còn tạm dùng để đánh lừa mình chứ tượng ông Hồ to quá mà lại làm bằng đá thì làm sao đem vào mâm cơm của họ để mà chấm, mà mút cho chén bắp trong bữa ăn thường nhật đậm đà hơn một chút?


Đất nước của những tượng đài vô cảm





GS Nguyễn Văn Tuấn

05-08-2015

Hàng loạt địa phương có dự án xây dựng tượng Hồ Chí Minh (1). Có thể xem đây là một phong trào. Phong trào xây thêm tượng vốn đã quá nhiều ở đất nước này. Nhưng ý nghĩa của phong trào này là gì thì không ai rõ. Chỉ có thể giải thích rằng phong trào này xuất phát từ ý tưởng kinh doanh hình tượng lãnh tụ, và như thế là một sự khinh thường người dân đóng thuế.

Tôi có cảm tưởng rằng VN là một nước có nhiều tượng đài nhất nhì thế giới. Đi từ thành phố đến tỉnh lẻ và làng xã, hầu như chỗ nào cũng có một vài tượng đài. Có nơi có hàng chục tượng lớn nhỏ đủ kiểu. Ví dụ như Hà Nội đã có hơn 30 tượng đài, và người ta đang lên kế hoạch xây thêm hơn 30 tượng khác từ nay đến 2020. Sẽ rất thú vị nếu biết con số thống kê về tượng đài trên cả nước, nhưng với con số trung bình 20 tượng đài/tỉnh, tổng số tượng đài rất có thể lên đến con số hàng ngàn.

Tôi nghĩ người Việt Nam chúng ta từ xưa đã rất quan tâm đến tượng, nhưng ý nghĩa thì không giống như kiểu xây tượng đài ngày nay. Ngày xưa (trước 1975) ở miền Nam cũng có (tuy không nhiều) tượng đài, nhưng đa số là tượng của các anh hùng dân tộc. Chúng ta đã biết ở Sài Gòn có những bức tượng nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Hãn, Thánh Giống, bên cạnh những tượng Phật Thích Ca và Chúa Jesus. Còn ở Rạch Giá có tượng Nguyễn Trung Trực rất nổi tiếng, nghe nói sau 1975 bị “cách mạng” cho xe tải đến kéo sập, nhưng không sập và thế là còn tồn tại đến ngày nay. Người dân xem tượng là cái gì linh thiêng, để tôn thờ; nếu không tôn thờ thì cũng là nơi để tỏ lòng kính trọng. Do đó, dù là đơn giản được cấu trúc bằng đất sét, nhưng không ai dám phá các tượng.

Ở miền Nam sau 1975 thì các tượng đài theo kiểu XHCN mới bắt đầu xâm nhập các miền quê và tỉnh lẻ. Sau 1975, các tượng đài trở thành đối tượng để ngắm nhìn là chủ yếu, chứ không phải để thờ phượng. Hồi còn nhỏ, tôi chưa biết cảm nhận được cái đẹp của những bức tượng đó; phải đến sau 1975 có dịp so sánh với các bức tượng heo motif XHCN (sẽ nói sau) tôi mới thấy cái thẩm mĩ và dân tộc tính của những bức tượng trước 1975.

Cái đặc điểm chủ yếu của các tượng đài VN là liên quan đến các sự kiện và nhân vật “cách mạng.” Phổ biến nhất có lẽ là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tính đến nay đã có 31 tỉnh thành xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, và sẽ có 58 tượng HCM sẽ được xây dựng từ nay đến 2030. Đi đâu cũng thấy ông, lúc thì giơ tay chào ai đó, lúc thì mặc cái áo khoác hờ hững, lúc thì nhìn ra sông (như tượng ở Cần Thơ)m lúc thì nhìm chằm chằm vào người đối diện, lúc thì ôm trẻ em, v.v. Nói chung là ông xuất hiện khắp nơi và dưới vài kiểu cách. Kế đến là những nhân vật từng là đồng chí hay đàn em của ông. Một số khác là các tượng đài ghi lại một sự kiện xảy ra trong thời chiến tranh, và những tượng này không phải ai cũng biết và hiểu. Nhưng nhìn chung, các tượng đài sau này được dựng lên chủ yếu là để ngắm nhìn, thỉnh thoảng làm nơi chụp hình, chứ không phải là các tượg đài cho sự tôn kính và thờ phượng.

Một đặc điểm nổi bậc sau này là rất ít những tượng đài liên quan đến các nhân vật trong lịch sử trước “cách mạng”. Tượng Lê Lợi ở bùng binh Cây Gõ đã bị cho “ra đi” không trở lại. Ngoài một số ít tượng đài mà VNCH để lại (như tượng Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Hãn (cũng sắp ra đi), Thánh Gióng, v.v.) tượng của các anh hùng thời xưa đều bị thay thế bằng các đồng chí của cụ Hồ hay các sự kiện liên quan đến “cách mạng”. Có thể xem sự phân bố tượng đài vừa là một cách tuyên truyền, mà cũng là một cách xem thường và ngạo mạn với lịch sử.

Có thể nói rằng hầu hết các tượng đài “cách mạng” khá thô kệch và thiếu tính dân tộc. Tôi không phải là nhà điêu khắc, nên không biết phân tích sao cho có hệ thống; tôi chỉ biết nói lên cảm nhận cá nhân mà thôi. Cảm nhận của tôi là các bức tượng do các nhà điêu khắc VN thiết kế mang tính xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nói trắng ra là bắt chước. Bắt chước Tàu, bắt chước Nga. Chẳng hạn như hình dưới đây cho thấy cách thiết kế tượng chủ tịch HCM theo kiểu giơ tay là bắt chước theo tượng của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành. Các loại tượng khác cũng thế. Vì bắt chước các nước vốn là thủ đô của tuyên truyền, nên các tác phẩm tượng đài của VN không có tính nghệ thuật cao, nếu không muốn nói là lai căng.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Ăn trộm của huyện còn là chuyện nhỏ



Nguyệt Quỳnh

19-07-2015

Trịnh Khả là bậc thái tể đứng đầu triều đình nhà Lê. Ông là người thẳng thắn, giữ phép nước rất nghiêm. Một hôm, viên quan giữ chức Chuyển vận Phó sứ của huyện Văn Bàn là Trương Tông Ký ăn hối lộ. Việc ấy bị phát giác, ông muốn nghiêm trị nhưng các quan hai bên tả hữu đều một mực xin tha. Trịnh Khả cương quyết nói:

– Ăn trộm của một nhà còn không thể nào tha, huống chi là ăn trộm của một huyện.

Nói xong, liền giao xuống cho các quan tra xét. Rốt cuộc, viên quan cấp huyện ấy bị xử tội phải chết. Các quan thời bấy giờ, trên dưới không ai là không sợ.

                                                                                 ***

Thời Trịnh Khả không có những loại “bình quý” để chuột ẩn núp. Thời ấy ông bà ta sống đối diện với Trời với Đất, với quỷ thần trên hai vai. Người ta tin rằng có nhân quả, có kiếp trước, kiếp sau. Người ta nhắc nhau làm lành, lánh dữ vì cho rằng ở ác thì sẽ gặp quả báo, gian tham của kẻ khác thì sẽ bị trời phạt. Biết bao đời vua, không thiếu những vị quan làm đến chức tể tướng trong triều mà trong nhà vẫn thanh sạch.

Ngày nay, thể chế độc tài, độc đảng trong cơ chế thị trường định hướng của nước ta đã sản sinh ra nhiều “lợi ích nhóm”. Chuyện ăn cắp của một huyện còn là chuyện nhỏ và là chuyện rất “bình thường” ! Bộ máy nhà nước đang trở thành công cụ cho một nhóm người độc quyền kinh tế và độc quyền chính trị. Đến nỗi chính phủ đã phải huy động toàn xã hội tham gia phòng chống tham nhũng. Chỉ cần lược sơ qua các ban nghành được thành lập đủ thấy mức độ hệ trọng của nó: đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng CSVN, bên Chính phủ thì có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh Tra chính phủ đứng đầu và hầu như tất cả các Bộ ngành, Uỷ Ban Nhân Dân đều có cơ quan phòng chống tham nhũng.

Thế mà theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ; cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, nằm lọt thỏm trong nhóm mười quốc gia tham nhũng nhất. Đó là chỉ số đo lường của một cơ quan bên ngoài, còn trong nhà thì sao? Về thành quả phòng chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh rằng trên thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, các cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9% còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít chỉ có 0,3%.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

...Bàn về Tan sương đầu ngõ


  Nguyễn Đình Cống


Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời. Đó là  câu lẩy Kiều mà Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc trong buổi chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 7 tháng 7.  Câu này đã được nhiều người bình luận. Tôi chỉ xin góp một vài suy nghĩ cá nhân, hầu  mong trao đổi để hiểu thêm quan hệ Việt Mỹ.
 Từ năm 1941 Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến quan hệ với Mỹ. Việt Minh đã giúp cứu thoát nhiều phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi. Mỹ đã thả dù chuyên gia và nhiều khí tài quân sự giúp đội quân của Võ Nguyên Giáp. Đã thành lậpđội Liên quân Việt Mỹ do Đàm Quang Trung chỉ huy vànhóm  Con Nai của OSS,  gồm các chuyên gia quân sự và tình báo Mỹ. ( VTV1 đã chiếu phim tài liệu về việc này tối ngày 3 và sáng ngày 5 tháng 7 nhân ngày Độc lập của Mỹ 4 tháng 7 và kỷ niệm 20  năm quan hệ Việt Mỹ ).
Sau Cách mạng (CM) tháng 8- 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu Tuyên ngôn độc lập bằng cách trích dẫn tuyên ngôn nhân quyền của Mỹ và liên tiếp gửi thư cho tổng thống Mỹ đề nghị thiết lập quan hệ. Thế nhưng Liên quân Việt Mỹ bị giải tán ở Thái Nguyên, mọi chuyên gia của Mỹ bị rút về nước, các thư của Hồ Chủ tịch không được trả lời, quan hệ không thiết lập được. Tại sao quan hệ đang tốt đẹp bỗng dưng bị ngưng lại. Và rồi quan hệ bỗng trở nên tồi tệ đến mức khi nghĩ lại nhiều người có lương tri đều ân hận. Cuối cùng thì đến lúc phải quên đi quá khứ để hướng tới tương lai, để tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.  Về việc này mỗi bên giải thích theo mỗi cách khác nhau.Bên nào  cũng chủ yếu  tranh phần chính nghĩa về mình và đổ lỗi cho bên kia. Chúng ta ước ao có những nhà nghiên cứu lịch sử thật sự trung thực, thật sự khách quan, thật sự sáng suốt, thu thập đầy đủ chứng cứ để giải thích đúng sự thật đã xảy ra. Tôi cũng tìm hiểu nhưng không thu thập được đầy đủ chứng cứ, chỉ xin trao đổi một số thông tin và chủ yếu là những liên hệ, nhữngsuy luận lôgic. Tôi đặt ra những câu hỏi và tự trả lời ( TL ).
 Hỏi : Quan hệ giữa Việt Minh và Mỹ từ 1942 rất tốt đẹp , nhưng tại sao sau CM tháng 8 -1945 thì quan hệ đó xấu đi, tại sao Tổng thống Mỹ không trả lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
 TL : Từ năm 1942 đến 1945 khi Mỹ giúp Việt Minh là giúp một lực lượng đứng về phe Đồng minh chống phát xít Nhật. Nhưng sau CM tháng 8 Mỹ phát hiện ra Việt Minh là một tổ chức theo  cộng sản (CS), mà CS nêu khẩu hiệu và chủ trương“đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản (CNTB)”. Trong CNTB thì Mỹ đứng đầu, vậy thì Mỹ không dám tiếp tục chơi và ủng hộ Việt Minh được. Mỹ không ưa gì CS nên  năm 1943 Stalin đã buộc phải giải tán tổ chức Quốc tế cộng sản (Quốc tế đệ tam) để Mỹ mở mặt trận thứ 2, đánh phát xít Đức từ phía Tây.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng biết Mỹ không ưa gì CS nên ngày 11 tháng 11 năm 1945 đã theo gương Stalin mà tuyên bố giải tán đảng cộng sản. Nhưng Stalin tuyên bố giải tán Quốc tế 3 là giải tán thật còn Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng CSchỉ là để đánh lừa dư luận. Tình báo Mỹ nhanh chóng phát hiện ra đảng CS đã rút vào hoạt động bí mật chứ không thật sự giải tán. Tổng thống Truman không trả lời thư của Hồ Chí Minh vì không muốn ủng hộ thế lực CS, hơn nữa  Mỹ đã phát hiện ra sự dối trá trong việc giải tán đảng CS. Một điều bất tín, vạn sự bất tin.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

MICHAEL LANG --Tui mong chi ở chuyến đi Mỹ của đồng chí Tổng ?





Đào Hiếu

05-07-2015

Rứa là trong tháng 7 ni, đồng chí Tổng ta đi Mỹ. Một sự hạ cố chưa từng có trước một nước cựu thù, lại theo một chế độ thấp kém so với nước ta.

Đây đúng là một chuyến đi lịch sử. Một chuyến đi hai bên đều có lợi. Nhưng phía Mỹ được lợi nhiều hơn, vì nó cần ta hơn. Vì rứa nên Obama mới tha thiết mời cho bằng được. Ban đầu, đồng chí Tổng ta cũng có thiết tha với việc sang bển lắm đâu, vì tuy sẽ giải quyết được số việc, nhưng xét về cái tư cách thì nó không bình đẳng. Obama cùng lắm chỉ ngang hàng với chủ tịch nước của ta (đó là chưa tính cái nhà nước tư bản làm sao sánh với nhà nước XHCN ưu việt, trên nấc thang cao nhất của lịch sử), mà chủ tịch nước thì rõ ràng là thấp hơn TBT rồi. Bên đó nó rủ rê chèo kéo mãi, đồng chí ta mới đồng ý, mà cũng phải sau khi tham khảo ý kiến đồng chí Tổng Tập mới quyết. Cái vinh dự được tiếp kiến đồng chí Tổng của ta thì đã được chính đồng chí nói ra khi đi thăm châu Âu về: “Mình có thế nào người ta mới mời mình chứ.”

Tuy nhiên, một khi đã đi, mà lại tới một cái nước giàu và có thế lực như Mỹ, đồng chí Tổng sẽ tận dụng tối đa cơ hội để mằn cho dân tọc và thế giới những việc vô cùng lớn. Tui mong như rứa, và cũng tin như rứa.

Thứ nhất, tui mong (và tin) rằng đồng chí Tổng sẽ nhân dịp này mở mắt cho chánh phủ và dân Mỹ thấy cái ưu việt của CNXH và CNCS. Bao năm nay rồi, nói cho đúng là gần 2 thế kỷ rồi, từ cái hồi mà 2 đồng chí lãnh tụ rậm râu tốt tóc người Tây phát minh ra cấy thứ CNCS khoa học, mà dân Mỹ với bao nhiêu nước khác chưa hề được nghe nói đến nó, chưa một ngày được xài nó thì tội nghiệp quá đi mất. Bây giờ phải nói cho dân Mỹ biết rằng dân ta, dân Tàu, dân Triều đã bao năm được hưởng cấy chế độ ưu việt đó, nên đời sống sung sướng lắm, người Mỹ không răng tưởng tượng ra nổi. Đặc biệt là ở VN ta, có 3 cái di sản vĩ đại mà lãnh tụ để lại, quý giá lắm, so với 3 cái di sản nớ thì vài chục ngàn tỉ đô mỗi năm Mỹ làm ra đâu có là chi. Nói rứa để họ noi gương nhân dân VN mà mằn cấy cách mệnh XHCN để đi lên con đàng hạnh phúc. Trong quá trình mằn cách mệnh, có thiếu thốn chi thì VN ta sẽ hỗ trợ. Nếu có khi mô VN ta chưa đến kịp thì đã có ông bạn Cu-3 bên cạnh đó, cái nước vừa hạ cố phình phường hóa quan hệ với Mỹ đó, giúp một tay. Đồng chí Tổng ta bảo cấy là xong ngay mà. Cu-3 với VN thì lúc mô mà chả thay nhau thức để “canh giữ cho hòa bình thế giới” và giúp đỡ các dân tọc khác.

Thứ nhì, tui mong (và tin) rằng đồng chí Tổng sẽ nói thẳng cho bọn Mỹ biết đừng có lợi dụng cấy tự do hàng hải ở biển Đông mà khuấy đảo ở khu vực này, và đừng có lầm tưởng rằng có thể chống phá được tình hữu nghị vĩ đại Việt-Trung. Trước khi đi Mỹ, đồng chí Tổng ta đã qua Bắc Kinh rồi, cùng đồng chí Tổng Tập bàn bạc kỹ đối sách với Obama rồi. Lợi dụng quan hệ với nó nhưng không để nó chia rẽ tình anh em. Với trí tuệ siêu đẳng như của đồng chí Tổng ta thì chắc chắn những nhời dặn dò của Tổng Tập sẽ được thực thi xuất sắc.

Thứ ba, tui mong (và tin) rằng đồng chí Tổng sẽ nói cho Obama và quốc hội Mỹ biết rõ những ích lợi to lớn mà Mỹ sẽ có được từ việc nhanh chóng ký cấy “ti pi pi” với VN ta, và vì rứa không nên yêu cầu VN ta phải thực thi cái nhơn quyền vớ vẩn kiểu tư bản. VN có những cấy thứ nhơn quyền khác mà dân VN cần. Ba cấy thứ nhơn quyền phương Tây quá tầm thường, dân ta cần chi.

Thứ bốn, tui mong (và tin) rằng đồng chí Tổng sẽ bảo cho chánh quyền và dân Mỹ biết cái chi cũng có cái giá của nó. Mỹ muốn học để đi theo VN lên CNXH thì phải nộp học phí. Và muốn chuộc lỗi trong quá khứ cũng rứa. (Vài chục hay trăm tỉ đô thì có đáng chi, đúng không?)

Đó, tui mong (và tin) rứa đó. Kính chúc chuyến đi của đồng chí Tổng đại thành công!

CNXH và CNCS muôn năm!

Pờ rô lê te đờ tút lê pây, uy ni xê vu! (Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại!)

                                                                             Đ H

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Thời Đại bịp



Minh Văn

02-07-2015

Lịch sử Việt Nam đã và đang tồn tại một thời đại như vậy, điều mà chúng ta gọi là: Thời Đại Bịp. Mới hay rằng, thế gian này chuyện ngược đời đến mấy cũng có thể xẩy ra, sự thể đã 70 năm nay rồi. Có thể nói, dân ta đã chịu đựng nổi bất công nhiều như sao trên trời, dân tộc ta phải hứng chịu một cơn đại hồng thủy phá hủy văn hóa ngàn năm.

Nhà nước hiện nay nói rằng, họ đang xây dựng sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thực tế thì như thế nào?

Họ (nhà nước) lấy của dân 10 đồng, rồi lại chia cho dân 2 đồng. Sau đó hệ thống truyền thông làm rùm beng lên, cho đó là công lao trời biển của đảng. Người dân cho dù nhìn thấy bất công, có phát hiện ra trò bịp thì cũng đành phải im lặng. Đảng sẽ giành một thái độ trìu mến cho những người biết sợ và phục tùng, và đàn áp bất cứ ai dám phản đối. Lâu dần xã hội hình thành một thói quen ứng xử: Nếu người dân chịu để cho đảng bóc lột và lừa dối thì mới được đảng tôn trọng.

Theo họ lý luận, đảng là người đầy tớ trung thành, nhân dân là chủ, nhưng người chủ đó phải chấp nhận các nguyên tắc sau: Đảng nói gì, dân cũng không được cãi lại, đó mới là một công dân tốt. Khi nhà nước ban hành các chủ trương chính sách, dân chỉ việc ngoan ngoãn làm theo, không phản đối và thắc mắc, có như vậy mới không phải là “phản động”. Trung ương bao giờ cũng đúng, chỉ có cấp dưới làm sai và ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt, vì vậy mà đảng không bao giờ phải chịu trách nhiệm. Đảng còn nói rằng, mọi việc người dân không cần phải quan tâm, đã có đảng và nhà nước lo tất cả.

Người dân cúi đầu sợ hãi mà tuân thủ các nguyên tắc do đảng đặt ra, kết quả là dân tình khốn khổ, mất hết nhân quyền, nước mất nhà tan.

Với một sự vô lý to lớn như vậy, đảng biết rằng sẽ có ngày người dân nổi lên để mà đòi tự do đa đảng. Nhằm ngăn chặn quy luật tất yếu đó, đảng tung ra luận điệu “đảng nào cũng giống nhau mà thôi, rồi cũng tham nhũng cả. Thôi thì cứ để cho đảng Cộng Sản lãnh đạo mãi mãi cho khỏe chuyện. Vả lại, đa đảng thì lộn xộn và phức tạp lắm, khủng bố suốt ngày”. Để minh chứng cho nhận định trên, đảng cho chiếu trên truyền hình nhà nước tin tức khủng bố ở các nước dân chủ, để người dân xem đó thấy sợ mà không dám đòi tự do nữa.

Trong thời đại bịp này, báo chí, truyền hình, phát thanh tư nhân không có, tất cả đều là của nhà nước. Vì vậy mà tiếng nói của người dân vô cùng nhỏ bé, có muốn phản đối cũng không thắng nổi truyền thông của chế độ. Với một hệ thống truyền thông độc quyền hùng hậu như vậy, bao giờ đảng cũng đúng, cũng tốt và vĩ đại, chỉ có nhân dân là có tội. Đảng nắm phần cán dao, nhân dân thì nắm phần lưỡi dao, vì vậy không thể nào mà xoay chuyển tình thế được.

Tình cảnh đó khiến người ta luôn phải sống trong dối trá và bưng bít. Một xã hội không biết đến sự thật thì cũng giống như con người ta bịt mắt cho kẻ khác dắt đi. Dân tộc Việt Nam đã bị đảng Cộng Sản bịt mắt và dẫn dắt theo ý muốn của họ. Người dân không được biết gì khác ngoài những điều mà đảng cho phép biết, những điều mà đảng tuyên truyền.

Quay lại 70 năm về trước, đó là câu chuyện của những tầng lớp người thấp nhất vùng lên cướp chính quyền và sau đó lãnh đạo toàn bộ xã hội. Một nhà nước “vô sản” được dựng nên, và những người trí thức, bác học, nhà khoa học, kỹ sư, luật sư, giáo viên….phải phục tùng tuyệt đối những người Công Nhân và Nông Dân. Đó là một mô hình nhà nước hoang tưởng và ngược đời nhất mà nhân loại từng được chứng kiến, nó hoàn toàn đi ngược lại quy luật tự nhiên. Đó là một chế độ độc tài toàn trị, là kẻ thù không đội trời chung của các giá trị tự do, dân chủ. Là nơi mà con người bị đày đọa và trói buộc một cách có hệ thống nhất, nơi mà cái phí lý trở nên có lý. Rồi những người công nhân và nông dân cũng bị lừa bịp, bị chính chế độ đại diện cho họ phản bội, bị bóc lột và đàn áp hơn xưa. Từ đó mà dẫn đến một thời đại bịp như ngày hôm nay.

Đảng không bao giờ nhận lỗi, mà luôn có những đối tượng chịu trách nhiệm thay, đó là: Các thế lực thù địch, thiên tai, nhận thức yếu kém của người dân, đế quốc Mỹ, bệnh dịch…

Lừa dối nhân dân, biến sai thành đúng, biến trắng thành đen, cho nên nó thật xứng với danh xưng: Thời Đại Bịp.

Không có bất cứ luận điệu nào có thể biện minh cho một chế độ độc tài toàn trị, vì sự tồn tại của nó đã là một tội ác tày trời. Bởi nó tồn tại bằng cách lừa bịp, đàn áp, tham nhũng, và cướp đi các quyền tự do dân chủ của nhân dân.

                                                                              M .V

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

40 năm sau: Lịch sử đang lặp lại .

/06/20


 Nguyễn Quang Dy

Có lẽ chúng ta đã tạo ra một quái vật Frankenstein”
(Richard Nixon nói với William Safire (bình luận gia của New York Times) năm 1994, trước khi chết).
 40 năm sau Chiến tranh Việt Nam, cuối cùng người Mỹ và Việt Nam đang làm những gì mà họ đáng lẽ phải làm từ năm 1978 khi nước Việt Nam thống nhất rất cần hòa giải và hợp tác với Mỹ (là kẻ thù cũ) để tái thiết và đối phó với hiểm họa mới từ Trung Cộng (là anh em bạn thù); hoặc từ năm 1945 khi nước Việt Nam mới do Hồ Chí Minh đứng đầu đang cố giành sự ủng hộ của Mỹ để hóa giải sự thù nghịch của nước Pháp thực dân và Trung hoa Dân quốc; hoặc từ năm 1875 khi vua Tự Đức cử ông Bùi Viện sang Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ để chống lại ý đồ nước Pháp thực dân muốn biến Annam thành thuộc địa. Nhưng hai nước đã để tuột mất những cơ hội lịch sử, bây giờ phải “trở về tương lai”, sau khi bị bầm dập bởi cuộc chiến tranh sai lầm đẫm máu, và lãng phí quá nhiều thời gian, sức lực và mạng sống vào những trò chơi hậu chiến điên khùng, bao gồm cái gọi là “Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” không kém khốc liệt giữa “anh em bạn thù” và những đồng minh mới của họ.

 Đấy là phác thảo nhanh bức chân dung đầy bi kịch của quan hệ Việt-Mỹ. Thật trớ trêu là tương lai quan hệ Việt-Mỹ lại gắn liền với tương lai của Biển Đông, mà tương lai của Biển Đông nay lại gắn liền với quan hệ Trung-Việt, cũng như quan hệ Trung-Mỹ. Để làm rõ những khía cạnh đầy uẩn khúc của những mối quan hệ này, hãy bình tâm xem lại một số bối cảnh lịch sử có liên quan và một số biến chuyển gần đây, như những dấu hiệu mới.
Ngăn chặn Trung Quốc: Trở về tương lai?  
 Ai quan tâm đến lịch sử chắc vẫn nhớ 60 năm về trước (sau chiến tranh Triều Tiên và Điện Biên Phủ), Mỹ đã triển khai chiến lược Ngăn chặn Trung Cộng bằng cách sử dụng SEATO (South East Asia Treaty Organization) làm cơ chế an ninh tập thể ở Đông Nam Á. Chẳng có gì sai khi Mỹ ngăn chặn Trung Quốc lúc đó cũng như bây giờ khi họ hung hăng trỗi dậy và bành trướng ở khu vực, bằng cách “xoay trục sang Châu Á” để tái cân bằng lực lượng, và sử dụng TPP (Tran-Pacific Partnership) làm khuôn khổ hợp tác mới ở khu vực. Nhưng mục đích kinh tế của TPP có lẽ không quan trọng bằng mục đích chiến lược.
 Nói cách khác, đây là trò “rượu cũ bình mới”. “Rượu cũ” là mối đe dọa tiềm ẩn của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán (không hề thay đổi). “Bình mới” là Trung Quốc nay áp đặt “Đường Lưỡi bò” và dùng dàn khoan để lấn chiếm Biển Đông, và ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo và công trình quân sự tại các đảo san hô mà họ chiếm ở Hoàng Sa và Trường Sa, hòng kiểm soát Biển Đông (như “lợi ích cốt lõi”). “Rượu cũ” là Mỹ “Ngăn chặn” Trung Cộng, và “bình mới” là trò chơi TPP (thay cho “SEATO”). Quan hệ Trung-Việt đầy phức tạp vừa là đối tác chiến lược (cùng ý thức hệ), vừa là đối thủ chiến lược (do tranh chấp chủ quyền). Đó là mối quan hệ bất bình thường (vừa yêu vừa ghét) như “anh em thù địch”. Nhưng lúc này thật là dại dột và bất khả thi, nếu Việt Nam cố duy trì nguyên trạng mối quan hệ bất bình thường đó bằng cách đong đưa và đi trên dây để cân bằng quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Quan dại sao lại dân mang ?





Cao Huy Huân

11-06-2015


Ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan. (Ảnh: Danlambao)

Chiều 9-6, trả lời báo chí tại họp báo của Bộ Tài chính, đại diện Vụ tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, đã cho biết ngân sách trả toàn bộ 7,2 tỷ đồng bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan nổi tiếng tại Việt Nam, cũng là người may mắn “thoát oan”, không phải nhờ những người cầm cân nẩy mực cho xã hội mà là nhờ một tên hung thủ giết người… còn đọng chút lương tâm cho cuộc đời “khốn nạn” của ông Chấn và cả một gia đình tan thương suốt chục năm ròng.

Oan hoài dân mất niềm tin

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Nhà văn Nguyên Ngọc: " Chúng tôi không coi văn học và nhà văn là công cụ của ai hết "









Liêu Thái thực hiện

26-05-2015

Thưa nhà văn, là một người thuộc vào hàng “công thần khai quốc” của Hội Nhà Văn Việt Nam, đồng thời cũng là chủ khảo của nhiều giải văn học của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), có thể nói là bề dày cống hiến của ông với HNVVN rất dày. Nhưng ông vừa có quyết định từ bỏ HNVVN, ông vui lòng cho biết nguyên nhân và lý do dẫn đến quyết định này? Và HNVVN đã có phản ứng gì với quyết định cùa ông?

Tôi có dự đại hội thành lập HNVVN năm 1957. Tất cả những người dự đại hội đó đều được coi đương nhiên là “hội viên sáng lập”. Tôi là một kiểu “công thần khai quốc” như thế đấy thôi! Hồi đó tôi còn rất trẻ, từ tỉnh lẻ xa xôi mới ngơ ngác về Hà Nội và vừa có tác phẩm đầu tay. Được vào Hội là thích lắm rồi. Về sau mới dần dần hiểu ra và nghĩ khác.

Năm 1979, tôi có lần nói với ông Lê Đức Thọ, bấy giờ là người có vị trí rất cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Theo tôi quy luật tự nhiên của đời sống văn học là những người cầm bút chơi với nhau, tập họp nhau thành từng nhóm, hoặc vì cùng khuynh hướng nghệ thuật, hoặc vì nhu cầu giúp đỡ nhau thế nào đó, hoặc cũng có thể đơn giản vì thích tính nhau, gần gũi nhau sao đó… Trong từng nhóm như vậy, họ trao đổi với nhau về nghề nghiệp, về xã hội, về mọi thứ…, nhắc nhở, động viên, an ủi nhau trong công việc khó khăn nhất, tuyệt đối độc đảm, chẳng ai thay thế hay làm giùm ai được, là viết, đối mặt với trang giấy trắng; rồi ra sách, đưa sáng tác của mình đến công chúng; giúp nhau trong đời sống, bảo vệ nhau về nghề nghiệp và về xã hội. Một nền văn học phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh là từ những nhóm như vậy. Ở ta trước đây và ở hầu khắp thế giới xưa nay đều như thế, tạo nên một đời sống văn học nhẹ nhõm mà đa dạng, giàu có. Từ sau 1945 ta lùa tất cả vào một hội, lại là hội của nhà nước, là phi tự nhiên, chỉ chật chội và làm nghèo văn học. Trong chiến tranh, còn chừng nào chấp nhận được; trong hòa bình rất không nên… Tôi nói với ông Lê Đức Thọ rằng trước sau đời sống văn học cũng sẽ đi theo con đường đó, nếu Đảng muốn lãnh đạo thì Đảng nên chuẩn bị để thích ứng với tình hình đó. Vả chăng, theo tôi, cũng chẳng nên lãnh đạo. Nếu xã hội cần văn học, ấy là cần tiếng nói riêng, khác biệt, độc đáo của từng nhà văn, góc nhìn, cách nhìn riêng của họ, từng người, từng nhân cách và từng tài năng, bằng cách chỉ có văn học làm được, không ai giống ai. Dồn hết họ vào một hội, để chỉ đạo thống nhất, buộc họ nghĩ giống nhau, tức triệt tiêu mất cái riêng họ có, riêng nhà văn mới có để đóng góp, khiến họ chỉ có thể là công cụ tầm thường, vô dụng, còn tai hại nữa, vì khi đó họ chỉ có thể nói theo, nói dối… Rất lạ là ông Lê Đức Thọ bảo: “Nghe cũng phải, để xem…”. Nhưng rồi về sau không thấy ông nói gì, làm gì nữa. Chắc ông còn những lo toan khác, nghiêm trọng hơn, ở chốn cung đình. Mà về phần tôi, tôi cũng không chờ đợi gì ở ông. Nếu đến một lúc nào đó chúng ta có một đời sống văn học thực sự, bình thường, tự nhiên, thì đó cũng do chính những người cầm bút làm ra. Chứ không phải chờ ai cho. Như vậy cái lúc đó nay đã đến. Việc từ bỏ HNVVN hôm nay của chúng tôi là một bước tất yếu theo con đường đó.

Bộ Chính trị ĐCSVN kêu gọi người Việt ở nước ngoài xóa bỏ mặc cảm , định kiến

                                                                    Ảnh : Đàn chim Việt




Lê Minh Nguyên

27-05-2015
                                                                            

                                                         
Ngày 19/5/2015, Bộ Chính Trị (BCT) ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Họ kêu gọi người VN ở nước ngoài “xoá bỏ mặc cảm, định kiến”.
Câu hỏi được đặt ra là ai, bên nào, mới thực sự là còn mang “mặc cảm” của bạo lực khủng bố và “định kiến” rằng ta là kẻ chiến thắng nên chính nghĩa thuộc về ta. Sau 40 năm ta vẫn muốn ăn mày dĩ vãng, bởi vì ta tuy có sức mạnh tức thời của bạo lực nhưng không có sức mạnh nội lực lâu dài của văn minh nhân loại. Cho nên kẻ cần “xoá bỏ mặc cảm, định kiến” là lãnh đạo và đảng viên của đảng CSVN, chứ không phải người Việt hải ngoại, vì họ đã rất thành công và được đất nước mới của họ trân trọng, đến độ Tổng Thống Obama hồi tháng Sáu năm 2013 khi cùng ông Chủ Tịch Nuớc CSVN Truơng Tấn Sang công khai gặp gỡ báo chí đã khuyên ông Sang nên liên hệ tốt với người Mỹ gốc Việt nếu muốn quan hệ hai nước tiến lên tầm cao chiến lược.

CSVN nói rằng “…mọi người Việt Nam… mong muốn góp phần… đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”
Cho đến hôm nay, CSVN vẫn chưa có một lãnh tụ nào, hay một chính sách nào có chủ trương HOÀ GIẢI (ngồi ngang tầm trong một môi trường hoàn toàn tự do, không ràng buộc, để đối diện với sự thật lịch sử mà nói chuyện phải quấy, trước khi đi xa hơn để có thể nói hay giải quyết những bế tắc của đất nước) với bên phía thua cuộc, tức người Việt trong nước và ngoài nước của phía Việt Nam Cộng Hoà. CSVN mang mặc cảm bất an và cao ngạo, họ chỉ chủ trương HOÀ HỢP, ĐẠI ĐOÀN KẾT, tức muốn người ta chung vào cái rọ độc tài, chim có hót thì hót trong chiếc lồng sắt của chế độ CS.
Có lẽ ông Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ (dư luận là tháng Sáu 2015) nên CS có nhu cầu xoa dịu theo lối cha chú và trịch thượng với người Việt hải ngoại, BCT viết “BCT cũng khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời… Mọi người VN ở nước ngoài đều được khuyến khích… Các vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai…”
Ai là kẻ không khép lại quá khứ mà tối ngày cứ đi ăn mày dĩ vãng, nào chống Mỹ cứu nuớc, nào chị du kích bắn rớt máy bay, nào chiến thắng Nguỵ nơi này nơi kia, nào ca ngợi và lãi nhãi các hành động bạo lực, khủng bố, ám sát, đấp mô, ném bom vào dân chúng…?

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Đảng CSVN có xa rời mục tiêu Chủ nghĩa Xã hội hay không ?


Anh Vũ,
24-05-2015



                                Đoàn xe rêng đưa đón các lãnh đạo đảng cộng sản VN đi hội họp      



Sẽ không trình Quốc hội VN phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, với lý do việc thay đổi tên nước trong thời điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu tiến lên CNXH.

Vậy hiện tại, Đảng CSVN có xa rời mục tiêu CNXH như đã ghi trong cương lĩnh hay không? Dư luận nói gì về điều này?

Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay khẳng định, Đảng CSVN lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Với mục đích xây dựng một nước VN dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) và thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Theo Chủ nghĩa Marx-Lenin, thì Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) là những tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế – xã hội mà trong đó việc sở hữu các tài sản là của toàn dân, nhằm mục đích thiết lập sự công bằng và không chấp nhận chế độ người bóc lột người như trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Tuy vậy ở Việt nam hiện nay, Đảng CSVN đang cố gắng hướng mọi mặt kinh tế, xã hội, giáo dục văn hóa… của VN theo xu hướng Kinh tế thị trường, thậm chí họ còn đề nghị các quốc gia phát triển công nhận VN là một quốc gia có nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh.

Theo báo Dân trí cho biết, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý cho biết, sẽ không trình Quốc hội phương án đổi tên nước, lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Với lý do việc thay đổi tên nước trong thời điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu tiến lên CNXH và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Hồ Chí minh và di sản của ông

 

Lê Diễn Đức


Hồ Chí Minh, muốn hay không muốn vẫn là một tên tuổi lịch sử lớn gắn liền với Việt Nam. Để có môt đánh giá công bằng về Hồ Chí Minh không đơn giản, bởi vì cuộc đời của ông có quá nhiều mảng tối chưa được đưa ra ánh sáng, trong khi chế độ Cộng sản không ngừng suy tôn ông như một vị thánh, dù ông đã chết đã lâu, từ năm 1969.
Nhân kỷ niệm 125 ngày sinh của ông (mặc dù ngày 19 tháng 5 chưa chắc chắn là ngày sinh của ông), tôi chỉ phân tích một vài nét xung quanh ông.
Khi Hồ Chí Minh tìm đến với chủ nghĩa Cộng sản là giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản ở thời kỳ hoang dã, đi xâm chiếm thuộc địa và thấm bùn và máu trong chính sach bóc lột, khác với chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay được xây dựng trên sức mạnh của văn hóa, khoa học-công nghệ, dân chủ, pháp quyền, là một xã hội văn minh, đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân.

Chủ nghĩa Cộng sản hình thành từ nửa cuối thế kỷ 19 là một trào lưu tư tưởng, một khuynh hướng  chính trị-xã hội cấp tiến, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với quần chúng lao động và phần đông trí thức châu Âu.
Tới nước Nga, Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã tìm thấy ở Luận cương của Lenin chỗ dựa, một hướng đi mới, nên đã ngả theo Quốc tế 3, vì Quốc Tế 3 đã công khai ủng hộ các dân tộc thuộc địa. Trong bài phát biểu tại các diễn đàn ở đó Hồ Chí Minh đã nói “Tôi đến đây để không ngừng thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”! Chính vì thế mà Stalin không mấy thiện cảm về Nguyễn Ái Quốc, coi ông “không phải một người cộng sản chân chính mà là một người còn mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa ít có”.
Dù sao cũng phải thừa nhận trước hết Hồ Chí Minh là một người có tinh thần dân tộc và mong muốn Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Thế nhưng bi kịch nhất là Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, lựa chọn chủ nghĩa Staline và Mao Trạch Đông, kích động quần chúng làm cách mạng bạo lực.
Những tiêu chí cách mạng của Hồ Chí Minh như giành lại ruộng đất cho nông dân, nhà máy cho công nhân, tự do bình đẳng và bác ái là vũ khí tuyên truyền có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam còn tăm tối về tri thức, đói nghèo về vật chất và bị tư bản Pháp bóc lột nặng nề.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva năm 1954, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh cầm quyền trên miền Bắc. Ngay lập tức Hồ Chí Minh đã phản bội lại chính mình, phản bội lại tất cả những điều mà ông ta sử dụng nó để đưa người dân vào 9 năm kháng chiến trường kỳ.
Không thực thi chế độ bầu cử tự do, ĐCSVN tiếm luôn quyền cai trị tuyệt đối. Một nhà nước độc tài toàn trị được thiết lập với bộ máy kiểm soát của công an, an ninh và một hệ thống kiểm duyệt khắt khe nhất. Cuộc cải cách ruộng đất năm 1954-1956 đã làm hàng trăm ngàn người bị đấu tố và bị giết oan trái. Các tư tưởng phản kháng, đối lập ôn hoà không có đất dung thân, mà điển hình là vụ Nhân văn- Giai phẩm, nhiều nhà thơ, nhà văn bị trù dập, lao tù, đày ải. Nhân dân bị giam hãm trong cái trại ý thức hệ mác-xít mà hàng ngày bộ máy tuyên truyền khổng lồ mặc sức nhồi nhét, giáo dục.