Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Dựng lại văn hóa



FB Mạnh Kim

26-2-2016



Đã quá muộn để tiếp tục tự dối trá trước thực tế hiển nhiên về sự phá sản không thể cứu vãn của hệ thống giáo dục XHCN, trong đó giá trị nhân văn không được tôn trọng mà được thay bằng giáo điều chính trị khuôn mẫu. Những gì diễn ra vài năm gần đây mà mức độ ngày càng tệ hại, với sự hỗn loạn xã hội và xuống cấp một cách “có hệ thống”, chính xác là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục phi nhân bản. Nó gây ra những cơn tâm chấn rúng động tận lõi hệ thần kinh. Thực tế này khiến buộc phải nhìn lại, và cần phải dẹp bỏ tự ái để thừa nhận, rằng nền giáo dục VNCH là ưu việt hơn nền giáo dục XHCN chứ không phải ngược lại.

Được xây dựng bằng nhiệt huyết tinh thần dân tộc cùng nền triết lý giáo dục lấy chữ “nhân” (nhân bản, nhân vị, nhân tâm…) làm trọng tâm, giáo dục VNCH, với đóng góp của tinh hoa nhân tài ba miền, đã tạo ra nền móng đạo đức và giềng mối xã hội mạnh đến mức, mà đến tận nay, dù bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn từ axít XHCN khiến nham nhở diện mạo đời sống, miền Nam hiện vẫn ráng giữ lại những giá trị nhân bản cốt lõi từng được gieo cấy vào tâm hồn bằng giáo dục, từ giáo dục gia đình, giáo dục học đường đến giáo dục xã hội.

Sức đề kháng của miền Nam có thể thấy ở những sự kiện xảy ra vài năm nay, thể hiện sự khác biệt đối nghịch trong văn hóa ứng xử, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa giao tiếp… giữa miền Nam và miền Bắc – hay nói chính xác là giữa một miền Nam còn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa VNCH, và một miền Bắc tiếp tục bị tác động bởi thứ văn hóa XHCN vốn từng khép kín trong bầu không khí thiếu oxy của “văn hóa cộng sản” lai tạo bởi Trung Cộng và Liên Xô. Nói rộng hơn, sự kiện Hiệp định Geneve 1954 đã tạo ra hai xã hội với hai lối sống đối nghịch mà đến giờ vẫn có thể thấy sau hơn 60 năm. Vấn đề ở đây, cho nên, không phải là vùng miền, mà là sự khác biệt của hai nền văn hóa, giữa văn hóa khai phóng và văn hóa đóng khuôn.

Nếu vẫn không thừa nhận văn hóa VNCH tốt hơn văn hóa XHCN thì thử đặt câu hỏi tại sao người Bắc hiện vẫn tiếp tục di cư vào Nam chứ chưa bao giờ ngược lại? Miền Nam thu hút không chỉ bởi cơ hội làm ăn mà còn bởi lối sống và văn hóa sống. Nếu vẫn không thừa nhận nền văn hóa tự do tốt hơn văn hóa cộng sản thì có thể giải thích sao về việc một số (đang tăng dần) người Việt, sau nhiều thập niên sống dưới “nền” văn hóa XHCN, lại rất giống dân Hoa lục Trung Cộng, về cách sinh hoạt lẫn lối ứng xử, từ xô bồ đến nhếch nhác, từ cắp vặt đến giết người? Giải thích sao về việc người sống ở miền Bắc, khi vào Nam định cư, buộc phải thay đổi lối sống để thích nghi và hòa nhập với văn hóa xã hội miền Nam? Miền Nam không có “cháo chửi”, kể cả khi quán cháo được bán bởi người Bắc vốn từng sống ở một môi trường quen với quát tháo và xin-cho. Có không ít người miền Bắc di cư vào Nam từ sớm sau thời điểm 1975 nay cảm thấy xấu hổ trước hiện tượng suy đồi văn hóa diễn ra tại chính mảnh đất sinh ra mình. Đó là một thực tế

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Thời đại nào là rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc ?



GS Nguyễn Văn Tuấn

09-06-2015

Nếu được hỏi thời đại hay triều đại nào là huy hoàng nhất trong lịch sử dân tộc, bạn sẽ trả lời ra sao? Trả lời câu hỏi này hơi khó, vì đòi hỏi kiến thức lịch sử tốt và đánh giá khách quan. Thế nhưng đối với ngài Tổng Trọng thì câu trả lời đã dứt khoát: Thời đại Hồ Chí Minh.

Trong bài diễn văn kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngài tổng bí thư nói “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam,” rồi hình như chưa đủ, nên ngài thêm: “là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội” (1). Ông giải thích rằng sở dĩ thời đại HCM là vàng son nhất vì VN từ một nước thuộc địa trở thành độc lập, tự do; vì phát triển theo xã hội chủ nghĩa; vì nhân dân từ nô lệ thành người làm chủ đất nước; vân vân.

Cố nhiên, đó là nhận xét và quan điểm của ngài. Có người đồng tình, nhưng tôi nghĩ số người không đồng tình chắc cũng ngang ngửa thậm chí cao hơn số người đồng ý. Những người không đồng tình chắc chắn xem xét đến những sự thật sau đây trong cách nhìn của họ:

Có ai dám chắc là nước ta đã độc lập, khi khái niệm này còn rất mơ hồ. Trong thực tế, VN lệ thuộc vào Tàu một cách đáng sợ về kinh tế và chính trị. Nước ta vẫn theo cái chủ nghĩa đã hết sức sống, mà chỉ cần đọc cái tên của chủ nghĩa đó là làm thế giới nhăn mặt. Khi mà người dân chưa được quyền đi bầu để chọn người xứng đáng thay mặt mình quản lí đất nước thì rất khó nói rằng người dân đã thật sự làm chủ đất nước.

Còn tự do thì chắc chắn nhiều người không đồng ý. Các tổ chức thế giới xếp VN vào những nước có hạn chế tự do báo chí nhất thế giới. Các nước cứ liên tục nhắc nhở VN nên tôn trọng quyền con người của công dân. Còn về kinh tế, cho đến nay, VN vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới, và đang bị rớt vào cái bẫy thu nhập trung bình. Chẳng những nghèo, mà khoảng cách giữa người giàu và nghèo càng gia tăng. Người dân hiện đang gánh trên vai hàng trăm loại thuế và chi phí, khổ hơn cả thời VN còn là thuộc địa của Pháp. Một vị thiếu tướng QĐND mới đây phát biểu rằng “Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” (2).

Vị thế của VN vẫn còn rất thấp. Người VN cầm hộ chiếu VN ra nước ngoài không được chào đón thân thiện như người Nhật, Singapore, Hàn, Thái, Mã Lai, v.v. Hiện nay, VN đứng hạng 81 về hộ chiếu được chấp nhận trên thế giới, tức miễn visa, và thứ hạng này còn thấp hơn cả Lào (hạng 80) và Campuchea (hạng 79). VN đang ở thế bất lợi trên trường quốc tế và không được cộng đồng quốc tế kính trọng. Ngay cả nước láng giếng nhỏ là Kampuchea đã bắt đầu khinh thường và lên lớp VN! VN còn bị xếp hạng vào nước bủn xỉn nhất nhì trên thế giới, chỉ biết ăn xin mà chẳng giúp ai.

Và, người ta khinh VN ra mặt. Mới đây thôi, một viên chức Nhật Bản đặt câu hỏi trước báo chí VN [mà có thể hiểu nôm na] rằng “các anh còn ăn xin đến bao giờ nữa”? Viên chức này còn lên giọng mắng VN như mắng con: “Nếu có vụ tham nhũng nữa, Nhật sẽ ngưng viện trợ ODA cho VN”. Bất quá tam. Là người Việt Nam có tự trọng ai cũng cảm thấy nhục trước lời mắng mỏ đó.

Rất khó nói là thời đại huy hoàng khi mà đất nước đã bị mất mát về biển đảo cho giặc Tàu mà ngài xem là “anh em đồng chí”. Ngài cũng không nhắc đến những mất mát trên đất liền cũng cho cái đất nước mà một số người Việt ngọt ngào gọi là “đồng chí”, là “bạn”.

Ngài tổng không nói đến một thực tế rằng chưa có thời đại nào trong lịch sử dân tộc mà hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi, và hàng trăm ngàn người chết trên biển cả và rừng sâu trên đường tìm tự do. Đó là chưa nói đến hơn 3 triệu người bỏ mạng trong cuộc chiến huynh đệ mà đến nay vẫn chưa được đặt tên.

Chưa có thời đại nào mà hàng trăm ngàn phụ nữ Việt Nam bỏ quê đi làm vợ cho ngoại nhân Hàn, Đài, Tàu như hiện nay. Cũng chưa có thời đại nào mà nhân phẩm của người phụ nữ VN bị rẻ rúng và nhục nhã như hiện nay, được quảng cáo trên báo chí quốc tế như là những món hàng.

Những sự thật trần trụi và gần gũi đó (vẫn chưa đủ) cho thấy chúng ta khó có lí do để tự tuyên bố rằng thời đại HCM là rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc.

Vậy thì câu hỏi là thời đại nào đáng tự hào và huy hoàng nhất? Thoạt đầu, tôi nghĩ ngay đến triều đại Nhà Lý, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi thấy triều đại Trần Nhân Tông mới là huy hoàng nhất. Ông là một vị vua anh hùng, vì đánh thắng quân Tàu và bảo vệ đất nước. Ông là một vị vua nhân từ, không trả thù giặc và đối xử đàng hoàng với đối phương trong nước. Ông là người có công chấn hưng Phật giáo và xiển dương văn học. Quan trọng hơn hết, ông là người xây dựng một nước Việt cường thịnh và bảo vệ sự vẹn toàn của tổ quốc. Ông còn nổi tiếng với câu nói “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau.” Rất tiếc là ngày nay trong những người cầm quyền có còn mấy ai nhớ đến lời căn dặn của vua Trần Nhân Tông


                                                                                 N V T.

____

(1) Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại kỷ niệm sinh nhật Bác (VOV).

(2) “Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ,

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Quà tặng "đặc biệt" sau ĐH 12: Mỗi cảnh sát giao thông là một "Bộ trưởng"



Võ Thị Hảo

11-2-2016

Chúng ta thường thấy những cảnh báo trước tai họa, vì con người vốn chẳng mù lòa. Nhưng cảnh báo không đủ mạnh để cứu được con người chỉ do sự thờ ơ, sự hãi khiếp, sự nô lệ để cầu lợi của đám đông đã khiến những cảnh báo đó bị nhấn chìm trong những dàn đồng ca nô lệ và thảm họa cứ thế lao tới.

“Việt Nam dân chủ đến thế này là cùng”!

Đó là lời tự khen của ông Tổng Bí thư mới mà cũ Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp báo về kết quả sau Đại hội Đảng 12.

Ông là người được không chỉ dân VN mà toàn thế giới phải chú ý vì „chiến tích“ đàn áp nhân quyền qua sự dẫn dắt của ông trong 10 năm qua. Dư luận cũng đưa ra nhiều chứng cứ rằng, qua sự „đồng thuận lâu dài“ cho TQ lấn chiếm biển đảo VN, ông đã được một thế lực lớn và đen tối chống lưng, tạo ra một đại hội Đảng đứng đầu về „chiến tích“ áp đặt, vi hiến và vi phạm điều lệ Đảng để ông tái giữ ngôi vị Tổng bí thư Đảng CSVN, trong khi Điều 17 Điều lệ Đảng quy định: “đồng chí Tổng Bí thư không giữ chức vụ Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Hiện nay các „mâm cỗ“ đã chia xong, nồi niêu đũa bát và thức ăn cho các ngôi vị đã rành rọt đâu đó và những bữa cỗ xa hoa vô độ bằng mồ hôi nước mắt của dân vẫn tiếp tục dựa vào nồi cơm „“định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác Lê- nin“ mà loài người đã ghê sợ vứt vào sọt rác.

Mặc dù cách này đã cướp đoạt hết tất cả những cơ hội phát triển của VN nhưng người VN không thể bối rối, im lặng coi đó như chuyện đã rồi, để rồi tiếp tục vô cảm, tiếp tục bào chữa cho lỗi của mình trong việc cứ để mặc mọi chuyện và vờ vịt „không quan tâm đến chính trị“ để che giấu, an ủi cho sự đớn hèn của mình.

Người VN cũng không thể tiếp tục tuyệt vọng để mặc cho mình là những „hình nộm“, „xác sống“ phiêu dạt trong một đất nước lạc hậu so với những nước phát triển cả gần trăm năm. Theo dõi, giám sát chính trị, bày tỏ yêu cầu và nguyện vọng chính đáng, phản đối sự vi phạm nhân quyền và dân chủ, quan tâm đến quyền lợi chính đáng của đồng bào là nghĩa vụ tối thiểu của công dân.

Không bao giờ là quá muộn

Không bao giờ là quá muộn khi nhìn lại hiện trạng và bài học của Đại hội Đảng 12 vừa qua để đề phòng. Cũng như không bao giờ là cũ, khi ngày ngày thế giới vẫn phải nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm, những bài học, những cảnh báo cho người sau về thể chế và tội ác chống lại loài người của những trùm diệt chủng như Mao Trạch Đông, Stalin, Hitle…

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Cuộc giải phẫu hiểm nghèo của ĐCSVN




Nếu chủ trương ban lãnh đạo cộng sản là kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lênin và duy trì chế độ độc tài đảng trị, họ chắc chắn sẽ thất bại kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, cho đảng của họ… Ngược lại thay vì là nạn nhân họ có thể là tác nhân của tiến trình dân chủ "

Nguyễn Gia Kiểng

10-2-2016

Đảng Cộng Sản không ngừng lặp lại khẩu hiệu chống các biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Hai cụm từ này, mà bài này gọi chung là “tự chuyển hóa”, có nghĩa gần như nhau trong ngôn ngữ của họ. Tự diễn biến có nghĩa là tạo ra những thay đổi trong nội bộ đảng, khiến đảng tự chuyển hóa, nghĩa là thay đổi bản chất để trở thành một đảng khác và ứng xử một cách khác trong nội bộ cũng như đối với xã hội. Có thể nói với đại hội 12 vừa qua Đảng Cộng Sản đã bắt đầu thực hiện điều mà nó đã thề sẽ chống lại tới cùng, nghĩa là tự chuyển hóa.

Nguyễn Phú Trọng đã thành công, sau một cuộc đấu kéo dài gần bảy năm, điều mà trước ông Võ Văn Kiệt và Lê Khả Phiêu đã thất bại. Thành tích của ông Trọng là đã dứt điểm được cái mà ta có thể gọi là “đảng cầm quyền trong đảng”. Chưa chắc Nguyễn Phú Trọng đã ý thức hết được tầm quan trọng của biến cố mà ông vừa góp phần quyết định tạo ra.

Thanh lý nhà nước Nguyễn Tấn Dũng?

Thất bại của Nguyễn Tấn Dũng là một biến cố rất lớn cho cả Đảng Cộng Sản lẫn Việt Nam. Trong 41 năm Đảng Cộng Sản cầm quyền trên cả nước có thể nói Nguyễn Tấn Dũng đã cầm quyền 19 năm, chín năm với tư cách phó thủ tướng thường trực bên cạnh ông thủ tướng mờ nhạt Phan Văn Khải và mười năm với chức vụ thủ tướng. Quyền hành của ông đã lấn át cả hai tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng. Ông đã sắp đặt và khống chế guồng máy nhà nước bao gồm bộ máy hành chính và các doanh nghiệp nhà nước chiếm 2/3 trọng lượng kinh tế quốc gia. Không có gì là quá đáng nếu gọi nhà nước CSVN trong thời qua, nhất là mười năm gần đây, là “nhà nước Nguyễn Tấn Dũng”.

Sự ra đi của ông Dũng vì thế sẽ kéo theo những đảo lộn tương tự như một cuộc đảo chính. Sẽ có những thanh trừng lớn, một phần vì những người lãnh đạo mới, những đối thủ đã hạ được ông Dũng sau một cuộc đấu đá gay go, có nhu cầu loại bỏ những tay chân của ông Dũng, nhưng lý do quan trọng hơn là họ bắt buộc phải làm như thế bởi vì hầu hết những chức vụ có một tầm quan trọng nào đó trong “nhà nước Nguyễn Tấn Dũng” đều do mua mà được chứ không phải do khả năng và kinh nghiệm. Một khi đã mua được chức, ưu tư đầu tiên của các quan chức này là lấy lại vốn và làm giàu chứ không phải là trách nhiệm với cơ quan hay doanh nghiệp mà họ điều khiển. Những người này phải bị thay thế, tham nhũng đã là nét đậm nhất của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng.

Những người cầm quyền mới càng có lý do để cáo buộc ông Dũng vì tình trạng đất nước mà ông để lại. Phải nói là di sản của Nguyễn Tấn Dũng quá bi đát. Việt Nam đã tụt hậu hẳn so với các nước trong vùng và trở thành gần như một thuộc địa của Trung Quốc. Thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc lên tới trên 32 tỷ USD chưa kể số hàng nhập lậu, hầu hết các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng đều được giao cho các công ty Trung Quốc và được thực hiện một cách cẩu thả bất chấp mọi cam kết. Bất tài và tham nhũng là mẫu số chung của các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước. Không những thế đất nước còn đang đứng trước nguy cơ phá sản vì số nợ công báo động.

Chuyện tái lập quốc gia IsraeI




 .
 Thán phục tinh thần dân tộc của người Do Thái.

Người Do Thái có tôn giáo riêng, được gọi là Do Thái giáo, vẫn được xem là gốc của một số tôn giáo, trong đó có cả Thiên Chúa giáo lẫn Hồi giáo sau này. Do Thái giáo tạo nơi người Do Thái niềm tin, rằng họ là dân tộc được Thượng đế chọn làm dân riêng của Ngài và xứ sở của họ là nơi mà Thượng đế ban cho riêng họ. Khoảng năm 60 trước Công nguyên, Do Thái bị đế quốc La Mã xâm chiếm. Dân Do Thái nổi dậy chống lại vài lần nhưng không thành công. Đó cũng là lý do để năm 70, đế quốc La Mã xóa tên Israel trên bản đồ thế giới. Jerusalem – thủ đô của người Do Thái bị san thành bình địa. Người Do Thái lưu lạc khắp nơi và trở thành một dân tộc không có tổ quốc.

Trong gần 2000 năm (từ năm 70 đến năm 1948), người Do Thái bị khinh miệt, ngược đãi không sao kể xiết. Họ bị xem là một loại động vật hạ đẳng, bị hắt hủi, săn đuổi. Thảm sát là một thảm kịch mà người Do Thái liên tục phải gánh chịu từ thế kỷ này, sang thế kỷ khác, ở khắp mọi nơi trên thế giới, bất kể Á hay Âu. Sáu triệu người Do Thái bị gom lại, rồi bị giết trong các trại tập trung của Đức Quốc xã hồi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai chỉ là một phần trong chuỗi thảm kịch kéo dài khoảng 20 thế kỷ của dân tộc này.

Đáng nể là tuy không còn quê hương, không rõ ngày về nhưng từ đời ông, đến đời cha, qua đời con, sang đời cháu, chắt, chút, chit,.. cho dù lưu lạc ở đâu và bất kể trong hoàn cảnh nào, trước mỗi bữa ăn, người Do Thái đều cầu xin Thượng đế dẫn họ về đất hứa, trước khi từ biệt nhau, họ luôn luôn chào nhau: “Sang năm về Jerusalem”!

 Niềm tin, sự tự hào được Thượng đế chọn, trong mỗi người Do Thái đã nâng đỡ họ vượt qua đủ thứ khó khăn, nghịch cảnh và vươn tới thành công. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều thiên tài và thời nào, lĩnh vực nào cũng có những thiên tài gốc Do Thái góp mặt. Theo thống kê, khoảng ¼ số nhà khoa học được trao tặng giải Nobel có gốc Do Thái! Do Thái cũng là dân tộc có rất nhiều tỷ phú mang đủ thứ quốc tịch khác nhau. Nói cách khác, dân tộc này nổi tiếng cả vì sự thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh, tài chánh.

Trong “Bài học Israel”, cụ Nguyễn Hiến Lê đã tập hợp, trưng dẫn nhiều bằng chứng cho thấy, thời nào, người Do Thái cũng tìm cách để tái lập quốc gia Israel nhưng không thành công. Luôn luôn thất bại nhưng họ không nản. Từ đời ông, đến đời cha, qua đời con, sang đời cháu, chắt, chút, chit,.. trước mỗi bữa ăn, người Do Thái vẫn tiếp tục xin Thượng đế giúp họ trở về quê hương. Trước khi từ biệt nhau, vẫn chào: “Sang năm về Jerusalem”!..