Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Khi con bò cũng thành Tiến sĩ

3-9-2018
Ngày còn học ở giảng đường Việt Nam trước khi ra nước ngoài du học, ông thầy, vốn cũng là một tiến sỹ được đào tạo ở Liên Xô, kể với tụi sinh viên , đại khái rằng :Gửi một con bò sang Liên Xô, thì rồi con bò đó cuối cùng cũng trở thành tiến sỹ.
Sự bệ rạc của nền giáo dục Liên Xô, cộng với tinh thần “phát bằng hữu nghị” vô trách nhiệm cho sinh viên các nước xã hội chủ nghĩa anh em khiến cho các du học sinh Việt Nam sang Liên Xô chẳng cần phải học gì nghiêm túc để rồi cuối cùng cũng được cấp bằng.
Với Việt Nam, sự xuất hiện của chính quyền cộng sản ở miền Bắc từ 1945 đã khiến giới trí thức đa phần chuyển hẳn vào Nam — một nơi tự do và phồn thịnh hơn — để sinh sống. Miền Nam lúc bấy giờ có thể nói là nơi tụ hội của những trí thức hàng đầu đất nước, cả Bắc, Trung, và Nam Kỳ. Và nhờ họ, những trí thức hấp thụ nền văn minh và học thuật Âu Mỹ, chỉ trong vòng 20 năm tồn tại của đất nước, đã để lại những tác phẩm và nhạc phẩm mà mãi đến hôm nay gần nửa thế kỷ vẫn chưa có một lớp trí thức nào có thể so sánh được.

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Thành quả Cách mạng

Nguyễn Đình Cống
Hiện nay, hiểu về TQCM có nhiều cách khác nhau. Vậy thế nào là đúng?
TQCM là những thứ mà nhân dân ta có được như bây giờ, mà quan trọng nhất là chính quyền (CQ). Làm CM là để giành CQ. Kháng chiến 9 năm là để giải phóng đất đai và lập CQ. Chiến tranh Bắc - Nam 20 năm cũng là để lập CQ thống nhất trên cả nước. Vậy bảo vệ TQCM chủ yếu là bảo vệ CQ.
Nhưng CQ được nói ở đây phải thật sự là của dân, do dân, vì dân, phải thật sự công minh, liêm khiết, thật sự dân chủ chứ không phải CQ như hiện nay. CQ hiện nay, ngoài mồm vẫn to tiếng tuyên bố đề cao dân chủ, vững mạnh nhưng thực tế đa số phạm tham nhũng, cửa quyền, nặng nề mà bất lực, thiếu công minh… Muốn biết mức độ tốt xấu thì phải đem so sánh với CQ các nước tiên tiến mới rõ được. Vậy CQ như thế có phải là TQCM? Cha anh và chúng ta phấn đâu, hi sinh để làm CM, phải chăng để tạo ra một CQ như vậy?
Ngay cả khi có một CQ tốt đẹp thì đó cũng mới chỉ là một trong những nhiệm vụ trung gian chứ chưa phải thành quả cuối cùng của CM. Phải suy nghĩ tiếp: CQ tốt để làm gì? Để bảo vệ độc lập của đất nước, để lo cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, để chống lại áp bức, bất công và mọi cái ác trên đời. TQCM chính là độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là mục tiêu mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đề ra từ đầu. Tuy vậy Người nói: Nước độc lập mà dân không được tự do và hạnh phúc thì độc lập ấy chẳng để làm gì". Vậy CQ chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích hoặc thành quả cuối cùng của CM. Phải cùng khẳng định: TQCM là tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Hãy nhìn kĩ vào CQ hiện tại. Nó cồng kềnh, kém hiệu lực, là nơi phát sinh và dung dưỡng tham nhũng, cửa quyền, nơi tạo ra áp bức và oan sai, nơi các nhóm lợi ích thao túng và lo làm giàu cho gia đình, phe nhóm. CQ ấy không thể mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trung tướng Trần Độ viết: "Những mong xóa ác ở trên đời - Ta phó thân ta với đất trời - Tưởng ác xóa rồi thay cực thiện - Không ngờ cái ác lại luân hồi". Cái ác luân hồi mà ông nói tới chính là do CQ mới gây ra.
Chúng ta nghe giải thích rằng sự hư hỏng, tệ nạn của CQ là do một số cán bộ thoái hóa, biến chất tạo nên. Nhận xét này mới nghe qua thì thấy đúng nhưng thực ra nó chỉ mới chạm đến ngọn mà chưa đụng đến gốc. Hỏi tiếp. Một số là số nào, ở đâu ra? Đó là số rất đông, rất phổ biến, từ trong các cơ quan Đảng và CQ. Chúng do chế độ độc tài toàn trị sinh ra, nuôi dưỡng. Tới khi chúng lớn mạnh, kéo bè kết cánh, gây bao tai họa thì mọi người mới giật mình.

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Trời sinh Võ Nguyên Giáp để làm gì?


Thuận Văn 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh TLG
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh TLG
Võ Nguyên Giáp đã về với đất giữa những tiếng tung hô về “thiên tài quân sự” và “phẩm cách thánh nhân” của ông, giữa những lời phân trần biện minh cho thất bại chính trị của ông, cả những nhận xét điềm đạm hay phê bình gay gắt nhất đối với ông. [1] Không nhất thiết phải đóng góp thêm cái không khí ồn ào khi “tang lễ quốc gia” sặc mùi đồng bóng vừa mới bị cắt ngang một cách chưng hửng ngay tại thủ đô để tiếp khách giống như là… chạy cưới, tôi vẫn cảm thấy thiếu thiếu, vẫn còn có một câu hỏi chưa có lời đáp ở nhân vật này. [2]
Câu hỏi đó là: “Trời” sinh ra Võ Nguyên Giáp để làm gì?
Đã ca ngợi ông là một “thiên tài quân sự”, là “thánh nhân” thì phải thừa nhận chuyện “Trời sinh”: sinh ông ra, rồi phú cho ông một “thiên tài”, một phẩm cách “thánh nhân”, ắt hẳn “Trời” đã sắp đặt sẵn cho ông một chương trình, một mục đích và ý nghĩa nào đó, cho đời.
Như thế thì cái ý nghĩa “thiên mạng” đó phải thể hiện trong sự nhất quán, trong mối quan hệ tương liên giữa những chặng đời mâu thuẫn mà những kẻ xưng tụng ông vẫn ấm ức gọi là “nghịch lý”, cái “nghịch lý” của cuộc đời khởi đầu vinh quang trong vai trò “cầm quân” tại chiến trường Việt Bắc để rồi tiếp tục một cách ê chề với những tháng năm “cầm quần” giữa những mưu mô chính trị hậu cung tại Hà Nội, nói theo một câu ca dao hiện đại. [3]
Sự nhất quán giữa hai thái cực “cầm quân” và “cầm quần” ấy có thể nhìn qua học thuyết của Thomas Malthus, nhưng đầu tiên là “thiên tài” và phẩm cách của ông Giáp.
Chúng ta thán phục một người là có “tài” khi kẻ đó làm được những điều mà kẻ khác làm được nhưng làm bằng cách nhanh hơn, với cái giá rẻ hơn mà có thể đem lại kết quả hay hơn. Chúng ta ngưỡng mộ một bậc “thiên tài” khi kẻ đó làm được những điều độc sáng mà chưa ai từng làm được hay, không chỉ hơn khối kẻ bình thường khác qua cách làm nhanh nhất, bằng cái giá rẻ nhất nhưng mang lại kết quả mỹ mãn nhất mà còn có thể, qua cách ấy hay việc ấy, để lại một dấu ấn hay những ý nghĩa khó phai nhạt qua những ảnh hưởng đến người khác, ít ra là trong lĩnh vực của mình.
Nếu “thiên tài” của Võ Nguyên Giáp kết tinh ở chiến thắng Điện Biên Phủ “lẫy lừng” thì cái tài trời phú ấy không thể chấm hết sau phút giây bắn pháo hoa mừng chiến thắng mà còn phải để lại những ý nghĩa “lẫy lừng” nào đó, ít nhất là cho riêng vùng đất ấy, và ít ra là trong đường lối quân sự sau đấy.
Ông là “thiên tài quân sự”, thế nhưng với những đồng chí thuộc vai vế đàn em “thiên tài” ấy chẳng có một tý ty trọng lượng, chẳng để lại một dấn ấn hay ý nghĩa hay ảnh hưởng nào, ngay trong lĩnh vực quân sự. Gạt ông ra ngoài trong những quyết định trọng đại về chiến tranh, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã không đếm xỉa gì đến “thiên tài” của ông. Chiến dịch Mậu Thân, họ chỉ báo trước có một ngày. Chiến dịch Quảng Trị, khi xương cốt bộ đội trắng cả đáy dòng Thạch Hãn, họ cũng bỏ ngoài tai những ý tưởng chiến thuật của ông. [4]
Và “chiến thắng lẫy lừng” ấy cũng chẳng mang lại một ảnh hưởng tích cực nào cho những vùng đất hay con người đã trực tiếp và gián tiếp trả giá. Không nói xa xôi đến “đất nước” hay “dân tộc”, gần ba phần tư thế kỷ sau ngày chiến thắng, những “an toàn khu”, những “căn cứ địa”, những “chiến khu gió ngàn” nuôi dưỡng nên chiến thắng ấy vẫn tiếp tục là những vùng đất đói nghèo nhất nước và, phần đông, thế hệ trẻ lớn lên ở đó, muốn đổi đời thì chỉ có thể, hoặc ngược sang Lào theo những “cung đường ma túy”, hoặc bỏ xuôi làm thuê hay làm đĩ. [5]
Giới hâm mộ Võ Nguyên Giáp viện dẫn sự thất thế chính trị để biện minh cho sự vô can của ông trước giá đắt trong Mậu Thân 1968 và Quảng Trị 1972-1973, thế nhưng cái giá của Điện Biên Phủ 1954 đâu có rẻ chút nào? Bao nhiêu nông dân cầm súng đã gục ngã, bao nhiêu tài nguyên đã tiêu tốn và những món nợ “xã hội chủ nghĩa anh em” với hậu quả nhãn tiền về sự phụ thuộc? Mà, xét cho cùng, nếu tướng tài là vị tướng không cần đánh mà có thể lấy được thành thì, chẳng cần đến những “chiến công chấn động thế giới” kiểu ấy, những cựu thuộc địa có cùng hoàn cảnh tại Á châu không chỉ đã giành lại độc lập với cái giá rẻ hơn mà, hơn thế nữa, còn vươn tới những kỳ tích hậu thuộc địa lẫy lừng hơn, rất nhiều.
“Chiến thắng lẫy lừng” ấy là một món hàng xa xỉ, cực kỳ hoang phí, không chỉ hoang phí bằng xương bằng máu mà còn hoang phí bằng sự tụt hậu và phụ thuộc, phụ thuộc ngay vào kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù đã xâm lăng đất nước chúng ta nhiều lần hơn ai hết, chiếm đóng đất nước lâu dài hơn ai hết.
Cái chiến thuật thí thịt người chẳng có gì độc đáo sáng tạo về mặt quân sự của ông Giáp, gợi nhắc một giai thoại về Napoléon Bonaparte khi bị một viên thống chế dưới quyền thắc mắc trước một quyết định thí quân: “Chỉ một đêm của Paris là đủ”. Chỉ một đêm thôi, và riêng tại Paris thôi, sẽ có bao nhiêu cặp nam nữ cuồng nhiệt quấn quýt vào nhau, sẽ có bao nhiêu tinh trùng bắn ra, sẽ có bao nhiêu tinh trùng tiến về bắt rễ trong buồng trứng để từ đó mở ra một mầm sống mới và, với Napoléon, thế là đủ. Đủ để bù lại những sinh mạng bị ông ta vung vãi trước trận địa mà đối phương đã bày bố sẵn sàng.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Những điều trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh

Xa Tổ quốc gần nỗi đau Tổ quốc
Trải nỗi lòng mong nhẹ bớt nỗi đau
              Hoàng Xuân Phú




Cái tên Trịnh Xuân Thanh (TXT) sẽ đi vào lịch sử. Song không phải vì tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", hay vì tội tham nhũng. Dù đã gây ra những hậu quả rất tệ hại, nhưng trong hàng ngũ các đồng chí thi đua phá phách - vơ vét, thì tầm vóc của Thanh vẫn còn khá khiêm tốn. So với các đại ca thì Thanh mới như"trẻ nhỏ đua đòi". Còn so với mấy bố già thì Thanh càng chưa thể sánh ngang vai trên con đường hại dân hại nước. Bởi thế, khi các đại ca và bố già vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn vắt vẻo trên đỉnh cao quyền lực, thì chắc Thanh cũng khó cam lòng "đầu thú".
Thiên hạ sẽ dùng tên TXT để đề cập một diễn biến hiếm có trong lịch sử ngoại giao, mà đọng lại là hình hài đích thực của kiểu pháp quyền sản xuất tại Việt Nam. Vốn dĩ, thi hành công vụkiểu giang hồ là chuyện thường ngày ở xứ "dân chủ vạn lần tư bản". Song lần này đặc sản"luật rừng" được xuất khẩu sang khối Cộng đồng chung Châu Âu, và công diễn giữa trung tâm Thủ đô Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức.
Sau mười ngày điều tra và cân nhắc thận trọng, ngày 2/8/2017 Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã rathông cáo báo chí, trong đó khẳng định:
"Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là sự vi phạm trắng trợn chưa từng có đối với luật pháp Đức và luật pháp quốc tế."
"Chính phủ Liên bang Đức đòi hỏi, rằng ông Trịnh Xuân Thanh có thể quay lại Đức ngay lập tức, để cả đề nghị dẫn độ và đơn xin tỵ nạn đều có thể được xem xét đến cùng đúng theo trình tự pháp lý."
"Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày mùng 2 tháng 8 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức."
Vâng, "tiếc" về "phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức". Như thể phật ý, vì phát biểu của phía Đức có điều gì sai trái, hay không hợp lý. Khi phóng viên nước ngoài hỏi "Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không", thì bà Hằng trích dẫn:
"Theo thông báo ngày 31 tháng 7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú."
Vậy là nhà cầm quyền Hà Nội không trực tiếp bác bỏ cáo buộc bắt cóc TXT của phía Đức (vì"ra trình diện và đầu thú" không có nghĩa là trước đấy không bị bắt cóc). Song cũng không công khai thừa nhận và chẳng có hồi đáp chính thức về cáo buộc của phía Đức. Có lẽ vì thế,Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã phải nhấn mạnh (trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Stuttgarter Nachrichten ngày 6/8/2017):
"Hành vi của mật vụ Việt Nam trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi muốn nói hết sức rõ ràng rằng: Chúng tôi không bao giờ chấp nhận trò ấy, và cũng sẽ chẳng để yên việc ấy."
Trong khi nhà cầm quyền Hà Nội làm thinh, thì dư luận người Việt trên thế giới ảo cực kỳ sôi động. Người thì phê phán chính quyền Hà Nội, người lại tỏ ra đồng tình. Số đồng tình dựa trên niềm tin chân chất, rằng việc bắt cóc TXT (nếu có) là cần thiết cho nỗ lực chống tham nhũng. Và rằng động cơ của thế lực ra lệnh bắt cóc TXT chỉ đơn thuần là nghiêm trị kẻ tham nhũng. Còn tính hợp pháp của hành vi bắt cóc ư? "Mục đích biện minh cho phương tiện." Vả lại, "thế giới" cũng làm thế cả. Có điều, khi xòe tay điểm danh để chứng minh hùng hồn, rằng việc chính quyền một nước tổ chức bắt cóc ở nước ngoài vì mục đích tử tế là thông lệ quốc tế, thì chỉ duỗi được vài ngón. Còn ngón tiếp theo thì tần ngần, chẳng biết chỉ về đâu. Thử hỏi, bắt cóc kiểu ấy là hành xử bất thường của vài siêu cường, mà cộng đồng đành phải cắn răng chịu đựng? Hay của nhà nước đại diện cho dân tộc đã từng bị vùi dập trước sự làm ngơ của các cường quốc, tới mức hậu thế vẫn còn cảm thấy mắc nợ? Hay của mấy nhà cầm quyền mà thế giới văn minh phỉ nhổ?
Điều đáng bàn là có "một bộ phận không nhỏ" chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của phía Đức. Họ cho rằng phía Việt Nam hành động như vậy là đúng, nên phía Đức phát ngôn như vậy là sai. Thậm chí cho rằng "Đức... dung dưỡng cho một tên tội phạm như Trịnh Xuân Thanh", và lên án "thói đạo đức giả của nhà cầm quyền Berlin". Những chỉ trích nặng nề kiểu ấy không chỉ được đăng trên các trang cá nhân, mà trên cả báo quốc doanh, chẳng hạn bài "Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?"– đăng ngày 18/08/2017 trên Tuần báo Văn nghệ của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Thật khó dung hòa giữa tư duy pháp quyền "vùng sâu vùng xa" với tư duy pháp quyền kiểu Đức. Vốn cả đời chung sống với luật rừng và tiếp xúc với lối hành xử giang hồ của quan chức bản địa, nên tưởng rằng như vậy mới hợp lẽ tự nhiên. Thành thử khó chấp nhận lối tư duy pháp lý xa lạ, máy móc của "bọn Tây". Cũng giống như trai bản, quen đi rừng phạt cây mà tiến, nay lạc vào đô thành thì khó chịu với đèn đỏ đèn vàng, bởi cho rằng chúng cản trở giao thông.
Nếu những ý kiến ấy chỉ thể hiện tư duy quần chúng, thì phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của họ. Nhưng trong số đó có cả ý kiến từ giới luật sư. Với những lập luận pháp lý tưởng chừng rất vững chắc, nhưng tiếc rằng lại sai. Vì vậy, tôi viết bài này để trao đổi, với hy vọng làm rõ hơn một số cơ sở pháp lý của vụ việc, để từ đó mà hiểu đúng và có cách ứng xử hợp lý.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Học được gì qua vụ Đinh la Thăng

Không lẽ trong các lần bổ nhiệm trước, đặc biệt lần bổ nhiệm ông Thăng vào Bộ Chính trị và vào ghế Bí thư Thành ủy HCM đầu năm 2016, lãnh đạo đảng và Ban Tổ chức Trung ương không biết gì về con số thua lỗ, thất thoát của PVN?
– Đã có nhiều vụ thua lỗ còn lớn hơn tại PVN rất nhiều và có những người đáng phải chịu trách nhiệm còn lớn hơn ông Thăng rất nhiều lại không bị lôi ra kỷ luật. Đáng kể nhất là người trách nhiệm sự sụp đổ của toàn khối tập đoàn kinh tế và tổng công ty, đã đốt sạch ngân khố quốc gia và còn cõng thêm hàng trăm tỉ vay nợ quốc tế. Tại sao không lôi những người đó ra?
– Quan trọng hơn nữa, ai cũng biết trong hệ thống cơ chế hiện nay, những vụ đầu tư trị giá hàng trăm triệu đến tỉ USD chưa bao giờ là quyết định của cá nhân thủ tướng, hay cá nhân 1 bộ trưởng, chứ đừng nói gì đến 1 bí thư đảng ủy công ty như ông Thăng lúc đó. Cụ thể như những dự án lọc dầu Dung Quất, dự án Bô-xít Tây nguyên, v.v… luôn được công bố là chủ trương lớn của đảng, tức của BCT. Đặc biệt vụ thua lỗ đầu tư tại Venezuela được quàng lên đầu một mình ông Thăng, trong khi Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và các lãnh tụ VN khác đều công khai thúc giục gia tăng quan hệ đầu tư với Venezuela vào thời gian đó.
– Và sau hết, tại sao ông Nguyễn Phú Trọng trong suốt hơn 5 năm qua luôn chận các yêu cầu xử phạt nội bộ với các lý do “đánh chuột sợ vỡ bình quí”, không thể để cảnh”ta đánh ta”, v.v. nhưng nay lại bất cần bình quí và đánh luôn một ủy viên BCT đương nhiệm?
Với những dấu hỏi cực lớn đó, khó ai tin các lý do kỷ luật ông Thăng mà lãnh đạo đảng vừa công bố. Chắc chắn đó chỉ là cái cớ chứ không phải lý do.
Chỉ có một lời giải có thể thỏa mãn được tất cả các câu hỏi trên. Đó là cuộc tranh quyền quyết liệt trước đại hội đảng giữa nhiệm kỳ sắp tới. Đặc biệt trong lần này nó còn là nhu cầu mang tính sống còn của ông Trọng. Có xác suất cao ông Trọng sẽ bước xuống khỏi ghế Tổng Bí Thư và vì thế đây là cơ hội chót để ông phải tận diệt những kẻ có tiềm năng trả thù khi ông không còn chức quyền.
Tóm lại, ông Trọng mới là cái bình quí nhất bên trong cái bình quí của đảng. Ông sẽ bảo vệ cái bình bản thân đó bằng mọi giá, kể cả cái giá có thể làm nứt cái bình bao bên ngoài.
Ông Trọng cũng đã khá thận trọng và theo sát cách “đả hổ đập ruồi” của Tập Cận Bình – Vương Kỳ Sơn, tức loại trừ dần những Từ Tài Hậu, Bạch Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, v.v. để nhích dần đến cái đích Giang Trạch Dân. Cụ thể, ông Trọng đã loại trừ dần những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, và nay Đinh La Thăng, … để nhích dần đến Đồng chí X.
Nhưng đó là chuyện giữa các lãnh tụ tối cao với nhau. Còn tập thể cán bộ bên dưới, trong giai đoạn “trâu bò húc nhau” này họ cần học gì qua vụ việc Đinh La Thăng bị tế thần?
Có lẽ 3 bài học sau đây hệ trọng nhất:

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Người thân thủ tướng Phúc

___
Phạm Hồng
16-3-2017
Hiệu trưởng Nguyễn Khắc Minh tại một buổi hội thảo. Ảnh: Trường ĐHKT Y – Dược Đà Nẵng
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố hùng hồn rằng: “Tôi báo cáo trước Quốc hội phải đổi mới công tác cán bộ, tôi đề nghị các đồng chí phải lưu ý điều này, việc này cần phải chấn chỉnh ở tất cả các khâu, tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, chúng ta thi tuyển để tìm người tài, chứ không phải để tìm người nhà. Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ”. (Nguồn: Vì sao Thủ tướng yêu cầu ‘tìm người tài, không tìm người nhà’?).
Thế nhưng phía sau lời nói bóng bẩy đó, ông Phúc đã nâng đỡ không biết bao nhiêu người thân, mà trong số đó có ông Nguyễn Khắc Minh – Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng hiện nay.
Vốn là bộ đội phục viên, Nguyễn Khắc Minh đi học lại và tốt nghiệp bác sỹ hệ tại chức ngành Y học cổ truyền (Đông y). Với bản chất lươn lẹo, cơ hội và nịnh bợ, cộng với sự thối tha của hệ thống đào tạo Việt Nam, Minh đã lấy được học vị tiến sỹ, nhưng lại là chuyên  ngành Y tế Công cộng.
Khi còn là lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, ông Phúc đã nâng đỡ và đưa ông Minh lên đến chức vụ Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Với bao nhiêu điều tiếng của đồng nghiệp phản ảnh, bản chất ông Minh là nịnh trên, đạp dưới; về năng lực thì thấp kém nên luôn thể hiện thái độ nịnh hót các vị ở Bộ Y tế – cơ quan chủ quản trường, song lại sẵn sàng chà đạp, trù dập những thầy, cô bác sỹ liêm khiết, thẳng thắn, nhất là các bạn đồng nghiệp giỏi, chuyên ngành Y đa khoa – Một ngành mà có vị thế và đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng rất nhiều so với Y tế công cộng của ông Minh.
Còn về mặt đạo đức, bản chất lưu manh, ăn nói giang hồ, lộng ngôn của ông ngày càng lộng hành; bản chất máu gái, thèm của lạ nên hầu hết các giảng viên nữ trẻ rất ái ngại khi gặp ông, nhất là tại phòng làm việc.
Những đặc điểm, tính cách con người của ông Nguyễn Khắc Minh chắc chắn ông Phúc thủ tướng biết rõ, những ông vẫn cho qua. Khi làm đến chức Phó Thủ tướng, ông tiếp tục nâng đỡ rút ông Minh ra và yêu cầu Bộ Y tế bổ nhiệm ông Minh làm Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng của chúng tôi. Và từ đó, Nguyễn Khắc Minh cùng nhóm cơ hội, nhóm thân quen do ông cài cắm vào, mặc sức lũng đoạn, đục khoét và phá nát trường chúng tôi; và điều đau lòng là công sức gây dựng của bao thế hệ từ lãnh đạo, thầy cô đồng nghiệp chúng tôi trong suốt gần 60 năm qua đã bị phá nát. Trong số đó, một số thầy cô đã mất (như thầy Quang), một số phải bỏ việc, chuyển công tác (như thầy Ngọc)… Và đau đớn nhất là Thầy PGS. TS Hoàng Ngọc Chương – người đã có công lèo lái, gây dựng đưa trường vốn từ trường Trung cấp KTYT TW2 lên trường Cao đẳng và tiếp tục nâng thành đại học như hôm nay. Nhưng khi ông Minh nắm ghế hiệu trưởng đã phủ nhận sạch trơn công sức những người tiền nhiệm, trong đó có công sức thầy Chương.
Đi đâu, ngồi với ai, trong buổi tiệc nhậu nào, ông Minh cũng đều mang quan hệ người nhà Thủ tướng Phúc ra dằn mặt, khoe khoang. Và ông ta đã tự tung tự tác, vô hiệu hóa tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, tự quyết tất cả các chủ trương, chính sách hòng mang lại lợi ích nhất cho ông.
Tất cả các khoản mua sắm, chi tiêu rất mờ ám, nhất là công tác phí cao ngất ngưởng, mà ông ta bóng gió nói rằng dùng để phong bì bôi trơn cho mấy vị ở Bộ để mở ngành này, ngành nọ. Ông ta đục khoét ngân sách trên cơ sở mồ hôi, nước mắt của chúng tôi; mua hàng loạt đất, mua ô tô… Thu nhập của chúng tôi giảm từ 40 – 60%, trong khi số lượng tuyển sinh hàng năm đều tăng 15 – 20% (có nghĩa là khoản học phí cũng tăng theo).

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

...dựng tượng đài Hồ Chí Minh bất thành tại nước Áo



Đặng Hà
25-2-2017
Ảnh 1: Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) dự định được đặt trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo. Ảnh: Đặng Hà
Ảnh 1: Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) dự định được đặt trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo. Ảnh: Đặng Hà
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, nhà nước Việt Nam mong muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong công viên Donau. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước làn sóng chỉ trích, chống đối dữ dội thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.
Hội Hữu nghị Áo-Việt
Dự án thành lập tượng đài HCM được xúc tiến bởi Hội Hữu nghị Áo-Việt (một tổ chức thân nhà nước Việt Nam) có trụ sở ở thủ đô Viên của Áo. Năm ngoái ngày 03.08.2016 hội Hữu nghị Áo-Việt đã vui mừng thông báo trên trang web chính thức của hội rằng, thành phố Viên đã cấp giấy phép xây dựng tượng đài trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo.
Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donau sẽ do phía Việt Nam đảm nhận. Khi hoàn tất sẽ bàn giao cho giới hữu trách thành phố Viên quản lý, chăm sóc và bảo trì.
Dự kiến tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành vào cuối năm nay nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo-Việt (1/12/1972 – 1/12/2017).
Ông Marcus Strohmeier thành viên Hội đồng quản trị của hội Hữu nghị Áo-Việt đồng thời là đảng viên của đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội Áo) là người đi vận động hành lang (Lobby) để chính quyền thành phố Viên cấp giấy phép cho dự án.
Ông từng trả lời phỏng vấn truyền hình ngày 06.12.2014 về đề tài quân đội nhân dân Việt Nam và ông đem ra khoe bức ảnh chụp ông hân hạnh được tiếp kiến đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của chủ tịch HCM.

Làn sóng phẫn nộ của người Việt khắp nơi trên thế giới
Thời gian kéo dài cho đến đầu năm 2017, mọi việc tưởng chừng như trôi chảy êm xuôi, chỉ còn chờ lễ khánh thành tượng đài HCM vào cuối năm nay. Nhưng vài ngày trước Tết ta, tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở Đức đã phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở nước Đức mà khắp nơi trên thế giới. Trong kháng thư gửi đến chính quyền thành phố Viên được nhấn mạnh: “Chúng tôi chống xây dụng tượng đài Hồ Chí Minh vì quan niệm rằng tệ trạng sùng bái cá nhân, một dấu hiện nhận diện ra độc tài, dành cho một nhân vật chính trị và lịch sử mờ ám không phù hợp cho khung cảnh chính trị của xã hội dân chủ-tự do ở Áo.
Ngay sau đó Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức đã tổ chức thu chữ ký khắp nơi trên thế giới phản đối dự án này, đồng thời viết thư phản kháng gửi đến chính quyền Áo, các chính đảng và liên lạc với các hội đoàn người Việt ở Áo để kết hợp đấu tranh.
Hội Việt-Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã phối hợp với các hội đoàn người Việt tị nạn cộng sản ở Áo, ở châu Âu để làm kiến nghị phản đối gửi đến các giới chức, dân biểu Áo và báo chí truyền thông.
Ngoài ra còn có nhiều hội đoàn và đoàn thể cũng như nhiều cá nhân khi hay tin đã nhiệt tình dấn thân góp phần đấu tranh dẹp bỏ tượng đài HCM.
Đặc biệt là Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã vận động chính giới Áo rất thành công và có sự kết hợp làm việc chặt chẻ giữa Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ và Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức.
Bùng nổ làn sóng chỉ trích, phê phán ở Áo
Nhờ vào các hình thức phản đối và đấu tranh nêu trên của người Việt tỵ nạn tại Áo vả Đức cũng như từ khắp nơi trên thế giới, chính giới và báo chí Áo đã chú ý đến dự án thành lập tượng đài HCM này.
Sau khi tuần báo Falter là tờ báo đầu tiên ở Áo đưa tin về dự án thành lập tượng đài HCM với câu hỏi: Tại sao lại như thế ?” thì báo chí nước Áo bắt đầu nhập cuộc.
Tờ báo Krone viết: “Vô số tội phạm chiến tranh, Hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu. Bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng  là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Viên“, và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: “thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của tòa thị chính thủ đô Viên lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù cải tạo cộng sản của Hồ Chí Minh”.