Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Nguyễn Khắc Mai với Chủ Tịch Trương Tấn Sang ,chung quanh đề tài " Niềm cay đắng "




15-12-2014
Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”.  Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói ”Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.  Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do.  Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thông nhất rồi mà dân không hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì.  Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.
Hồ Chí Minh còn có một câu nói hay nữa là, làm sao cho dân ta dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ,  dám nói, dám làm.  Câu  đó được nói vào năm 1967.  Như thế là đã gần một nửa thế kỷ. Những quyền dân chủ ở Việt Nam vẫn là chắp vá, những thứ mà nhân loại tiến bộ sáng tạo ra nhân dân nhiều nước đã dùng được, hưởng được, thì Việt Nam ta lại tìm các ngăn cấm.  Thật là cay đắng. Cho nên cụ Hồ trước khi mất đã phải di chúc, ”cần một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ.” Sau cụ thấy dùng chữ “chiến tranh” có thể bị hiểu lầm, không lợi, nên cụ xóa chữ tranh và thay bằng chữ đấu. (Ai muốn biết thấu đáo cứ giở Di chúc do NXB ST in).

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Một đề nghị thoát khỏi xã hội chủ nghĩa độc tài


Nguyễn Trung Chính
04-12-2014
Tình trạng đất nước trước đại hội XII đã cho một kết luận rõ rệt: đảng cai trị với đường lối hiện nay không thể nào cứu đất nước ra khỏi tình trạng tụt hậu, từ đó ngày càng lún sâu vào sự lệ thuộc Trung Quốc về mọi mặt, kể cả việc chấp nhận cho Trung Quốc yên ổn chiếm và xây dựng những căn cứ ở biển Đông, thậm chí những căn cứ trá hình trên đất liền với luận điệu ru ngủ nhân dân như “hòa bình để phát triển kinh tế…”.
Kinh tế hiện nay vướng mắc giữa hai đường lối thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa nên không thể cất cánh được. Đó là chưa nói việc các nhóm lợi ích của đảng như một đàn quạ, ngày đêm rỉa hết không để gì lại cho dân.
Đảng chấp nhận để cho tham nhũng tràn lan và tinh vi. Từ tuyên bố của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt “nếu diệt tham nhũng thì tôi còn đâu người để làm việc…” đến tuyên bố của đương kim TBT đảng “diệt chuột vỡ bình” cho thấy rất rõ : đảng thà để đất nước mất tất cả nhưng đảng không chấp nhận mất quyền bính. Nhiều ủy viên Trung ương đảng tham nhũng, khai gian đã bị nhân dân lần lượt tố giác.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Cứu một nền Tư Pháp

Huy Đức
Hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải là cần thiết vì những chứng cứ buộc tội Hải là chưa thuyết phục. Nhưng, điều quan trọng hơn là làm sao để có một trình tự tố tụng đảm bảo không lặp lại sai lầm. 

Chuyện Hồ Duy Hải luôn nhận tội trước cán bộ nhưng lại nói nhỏ vào tai mẹ và dì rằng mình oan, cho thấy, điều bị án này chịu đựng trong trại giam đôi khi còn khiến anh khiếp sợ hơn cái chết. Trước khi bàn việc tiến hành những thủ tục tố tụng khác, phải nhanh chóng đưa Hồ Duy Hải ra khỏi những nơi giam giữ thuộc quyền Công an Long An ngay.

Nhanh chóng chuyển quyền quản lý các trại giam giữ cho Bộ Tư pháp thay vì để trong tay Bộ Công An. Cho dù có ký bao nhiêu công ước chống tra tấn, không ai có thể đảm bảo cảnh sát điều tra không dùng cực hình nếu việc giam giữ các nghi phạm vẫn ở trong tay những người nôn nóng lập công phá án. 

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Đại biểu cho ai ?

Dương Đình Giao
Nhìn những bức ảnh chụp các đại biểu quốc hội đang ngon giấc giữa hội trường chẳng ai không thấy buồn cười. Rồi lại còn được biết các đại biểu đọc nguyên xi lời phát biểu soạn sẵn của người khác, bấm nút cũng bằng ngón tay của người khác, và tha hồ vắng mặt có lúc tới 20% thì quả là không thể chỉ buồn cười được nữa.

Chắc cũng thấy cảnh ấy là khó coi, hôm nay thấy những người có trách nhiệm đưa ra biện pháp sẽ tiến hành cấp thẻ thông minh cho mỗi vị để tiện việc kiểm soát, hy vọng những tấn hài kịch ấy sẽ giảm bớt, giữ cho cái cơ quan quyền lực cao nhất ấy của nước ta đỡ phần nhem nhếch. Biết được điều này thì không chỉ buồn cười mà thêm xót. Xót tiền dân. Mỗi vị đã một máy tính xách tay (tất nhiên là loại “xịn”), giờ lại thẻ thông minh, rồi còn những thứ gì nữa, có giời mà biết! Không biết trong số 20 triệu tiền nợ công mà mỗi con dân nước Việt đang phải gánh chịu hiện nay có bao nhiêu trong đó để chi phí cho các đại biểu từ phụ cấp hàng tháng đến tiền máy bay, ô tô đi lại, ăn ở một năm hai kỳ và để vận hành cái cơ quan vẫn được gọi là “dân cử” này?

Học giả Nga : Moscow nên tránh đểViệt Nam thân Trung Quốc hay Mỹ

Hồng Thủy
Ảnh bên:Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Học giả Anton Tsvetov thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế của Nga, phụ trách mảng truyền thông và quan hệ chính phủ ngày 24/11 phân tích trên trang web của Hội đồng Nga bình luận, mặc dù các văn bản chính thức của Moscow đều xem Hà Nội là một đối tác chiến lược quan trọng ở châu Á, thực tế mối quan hệ song phương sau sự tan rã của Liên Xô đã rơi vào trì trệ và tạo điều kiện cho Mỹ, Trung Quốc tìm kiếm chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam.

Với Nga một lần nữa mong muốn đạt được một sự hiện diện có ý nghĩa ở châu Á - Thái Bình Dương, lúc này là thích hợp để Moscow phân tích vai trò của quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong chiến lược khu vực của Nga. Quan hệ Việt - Nga xích lại gần nhau hơn nữa dường như chẳng liên quan gì đến lợi ích của Mỹ hay Trung Quốc. Học giả Anton Tsvetov đặt câu hỏi: "Đối tác chiến lược Nga - Việt là sự thật hay hư cấu? Quan hệ Nga - Việt có thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn chính thức của một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hay không?"

Quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga - Việt, sự thật hay hư cấu?

Học giả này cho rằng, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào rõ ràng về "quan hệ đối tác chiến lược" nên việc trả lời câu hỏi này không đơn giản, nhưng dường như không có cảm giác xấu nào trong quan hệ Việt - Nga, kể cả về mặt nhà nước lẫn xã hội và người dân 2 nước.

Trung Quốc rào cản quan hệ Việt -Nga, Moscow cần bước đột phá mới


Anton Tsvetov
 Hồng Thủy lược thuật 
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam, ảnh: SCMP.
Học giả Anton Tsvetov thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế của Nga, phụ trách mảng truyền thông và quan hệ chính phủ ngày 24/11 phân tích trên trang web của Hội đồng Nga bình luận, quan hệ đóng kín giữa Moscow và Bắc Kinh đang trở thành rào cản chính của mối quan hệ Nga - Việt.

Trung Quốc, rào cản của quan hệ Việt - Nga
Các điều ước quốc tế lớn với Trung Quốc năm 2001 buộc Nga phải tôn trọng (cái gọi là) toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có liên quan tới tuyên bố yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Hơn nữa Bắc Kinh muốn thấy Việt Nam phát triển "như một người em" của Trung Quốc. Tuy nhiên rõ ràng Việt Nam không hề mong muốn bị khóa chặt trong vòng tay của nước láng giềng phương Bắc. Yếu tố này chắc chắn sẽ thu hút một phản ứng tích cực của Hoa Kỳ năng động và do đó tiếp tục thúc đẩy phân cực trong khu vực. Đồng thời những nỗ lực để củng cố chính sách độc lập của Việt Nam chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh không hài lòng.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Bàn về nhận định của một ông nhà văn Nga về Chính phủ



11-10-2014


Nguyễn Trần Sâm


 


 


Quê Choa của Bọ Lập hôm 8 tháng 10 có đăng lại bài “Hoang tàn làng văn hóa 3.200 tỉ đồng” của Kiều Linh từ báo Tuổi Trẻ, kèm theo lời bình của chính Bọ. Trong lời bình này, Bọ viết:

  “Uống rượu với một nhà văn Nga, ông nói: “Tụi bay đang chửi oan chính phủ tụi bay  đấy. Thời còn Liên Xô tụi tao cũng chửi chính phủ tụi tao như hát hay. Bây giờ nghĩ lại thấy mình chửi oan cho họ. Không một chính phủ nào có thể làm được việc trên một đất nước người người ăn cắp nhà nhà phá hoại.

Ta hãy thử xem nhận định của ông nhà văn Nga này đúng đến đâu.

Trước hết, tôi xin khẳng định rằng nhận định này có phần đúng. Cái phần đó liên quan đến nhận định rằng Liên Xô trước khi sụp đổ và Việt Nam hiện nay là “đất nước người người ăn cắp nhà nhà phá hoại.” Xin chỉnh lại cho chính xác hơn mà hầu hết những người có điều kiện ăn cắp đều ăn cắp, và hầu hết những người được giao nhiệm vụ xây dựng một cái gì đó thì đều hành động như những kẻ phá hoại.

Đúng là hiện trạng xã hội đã đến mức mà những điều tồi tệ được gây ra cả từ phía những người dân, thậm chí từ một số rất đông đảo. Ở VN hiện nay, ngay cả những cải cách thực sự tốt có lẽ cũng khó mà thực hiện nổi, và người chống đối trong một số trường hợp chính là đông đảo quần chúng. Sự thất bại của việc chống tiêu cực trong thi cử là một ví dụ. (Tuy nhiên, tôi không có ý nói rằng các quan chức của bộ GD-ĐT chống thật lòng!)

Tôi sẽ không đi chứng minh rằng phần này trong nhận định của ông nhà văn Nga là đúng, vì đây không phải điều chính mà tôi muốn nói ở đây. Vị nào không tán thành thì xin cứ coi rằng điều vừa nêu là sai. Điều tôi quan tâm là trả lời 2 câu hỏi sau, để từ đó xem xét lại phần đầu trong nhận định của ông người Nga (và cũng là của một số vị trí thức nước ta).

Một: Có phải chính phủ LX trước đây và chính phủ VN hiện nay đã sinh ra trên hai đất nước mà ngay từ đầu đã “người người ăn cắp nhà nhà phá hoại” hay không?

Hai: Trên một đất nước như vậy, liệu có phải chính phủ vẫn không ăn cắp và phá hoại hay không?

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Bình là ông chuột cũng là ông



Một lần nữa báo trong báo ngoài, lề này lề kia dậy lên tiếng chì tiếng bấc qua câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi “họp bạn” tại Hà Nội.

Trả lời câu hỏi về tham nhũng, người bạn chí thân của dân trong phòng lạnh mang tên “tiếp xúc cử tri” đã thủ thỉ những điều đáng thương lạ lùng. Ông nói ném chuột phải tránh chiếc bình quý. Ông cho biết “xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm”.

Ông trân trọng chiếc bình quý và bảo đừng ném chuột. Bình mà vỡ thì phải làm sao? Hãy tìm cách khác mà đánh con chuột phá hại căn nhà Việt Nam. Bác Hồ dạy rồi, đánh chuột phải xem chừng chiếc bình. Làm sao diệt chuột mà vẫn giữ được bình hoa. Tức là phải giữ cho cái ổn định.

Hầy! ông nói hay và lời vàng ý ngọc đáng cho nhân dân tâm niệm.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Chúng ta chỉ là công dân loại hai trên thế giới này



29-09-2014


Chúng ta đừng mơ đến có một nền kinh tế ngang tầm với chính chúng ta, đến một cuộc sống ngang tầm, gần ngang tầm với với các nước chung quanh, đến một nền hạnh phúc như người dân các nước đó..
Vì trong cuộc đua đến hạnh phúc của người dân, đến sự thịnh vượng của Quốc Gia thì chúng ta đã tự trói tay chân của mình, tự hại mình...nên không bao giờ bắt kịp, kể cả các quốc gia đứng sau chúng ta, không bao giờ người dân no ấm hạnh phúc bằng những quốc gia chung quanh...Không bao giờ!

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Người bị bắn thí điểm trong Cải cách ruộng đất



               Tôi muốn dành bài viết này như một nén hương dành cho bà Nguyễn Thị Năm và những nạn nhân như bà để chúng ta, mà không chỉ chúng ta, không bao giờ quên một trong những giai đoạn bi thương nhất của lịch sử dân tộc!"



=======================




Cho đến nay, Cải cách ruộng đất (CCRĐ) 1953-1956 vẫn là một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Kết quả là hàng trăm ngàn người bị bắt, giết, gia đình ly tán. 

Người đầu tiên được “lựa chọn” để “xử bắn thí điểm” là bà Nguyễn Thị Năm. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, câu chuyện về bà Năm, từ khi bà bị bắn năm 1953 cho đến nay, vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và còn không ít những uẩn khúc cần tiếp tục được giải mã.

CCRĐ- bi kịch của lịch sử dân tộc

Để chúng ta có thể hình dung lại, mức độ, quy mô và hậu quả của một trong những giai đoạn bi thương nhất của lịch sử dân tộc, chúng ta cùng nhau trở về thời kỳ 1953-1956.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Nguyễn Hữu Đang , một bi kịch lớn




             Bi kịch của kẻ sĩ dưới chế độ Đảng trị


Chế độ Đảng trị ở Việt Nam mới tồn tại được 70 năm nhưng nó đã gây ra vô vàn bi kịch cá nhân và tập thể. Trong các triều đại phong kiến, chưa thấy sử sách nào ghi lại một cuộc cải cách ruộng đất có quy mô hủy diệt và quy mô đau khổ giống như cuộc cải cách ruộng đất thời Đảng trị, cũng chưa thấy cuộc đàn áp trí thức nào giống như cuộc đàn áp Nhân văn Giai phẩm. Chế độ
phong kiến nói chung là còn biết tôn trọng trí thức.Sĩ, nông, công, thương. Sĩ được xếp đầu tiên. Nhưng đến thời “cách mạng vô sản” thì mọi chuyện thay đổi. Lãnh tụ vô sản Trung Quốc “Hoàng đế” Mao Trạch Đông là kẻ sùng bái bạo lực: “Súng đẻ ra chính quyền”, coi thường trí thức: “Trí thức là cục phân”. Ở Việt Nam, không thấy nhà lãnh đạo nào dám “lập ngôn” kiểu Mao – tuy từ rất lâu cũng đã nghe truyền ngôn một thành ngữ được cho là của ông Đảng trưởng Trần Phú: "Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ" – nhưng trong thực tế, họ lại hành xử theo kiểu Mao. Chưa thấy cá nhân nào, tổ chức nào làm cái việc thống kê xem Cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1955 có bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu gia đình bị đẩy vào cảnh cùng đường, bao nhiêu người bị tù đày? Không ai biết, không ai thống kê, nhưng chắc chắn con số đó phải hàng triệu. Cũng chưa ai biết vụ Nhân văn Giai phẩm có bao nhiêu trí thức bị đàn áp, ngồi tù, thân bại danh liệt mà nguyên nhân nhiều khi chỉ là một câu nói rất vớ vẩn. Chắc chắn phải là hàng nhiều nghìn.
Vậy tại sao trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang lại được quan tâm nhiều như vậy? Bởi vì ông có một số phận đặc biệt. Còn rất trẻ, ông đã là Thứ trưởng trong chính quyền, ông là nhà truyền giáo cách mạng hùng hồn bậc nhất mặc dù không để lại nhiều trước tác. Sau nữa, ông là người được Hồ Chí Minh giao trách nhiệm dựng lễ đài đọc Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945. Nhưng cái làm cho nhiều người “mê” ông chính vì ông là một nhà cách mạng nhiệt thành và hơi… cuồng tín. Cho đến chết ông vẫn coi cách mạng là một thứ gì đó vô cùng đẹp đẽ, kỳ vĩ. Dao sắc không gọt được chuôi, vị đại diện thông minh, tài giỏi, hào hùng và trung thành của cách mạng đã không tự cứu được mình khi dám cả gan đòi cho giới văn nghệ một không gian sống và không gian nghệ thuật dễ thở hơn, tự do hơn. Kết quả là đứa con cưng của cách mạng đã bị cách mạng xóa sổ: kết án 15 năm tù. Ra tù phải ăn cả cóc nhái rắn rết để tồn tại và cùng quẫn đến mức phải lo tìm một chỗ bờ bụi nằm chết một mình cho yên thân.
Rất nhiều người đã nhìn thấy thân phận người trí thức, thân phận con người qua thân phận Nguyễn Hữu Đang. Tuy nhiên điều chua chát là cho đến nay trí thức – chúng tôi muốn nói chủ yếu đến lớp trí thức trong khuôn – vẫn là đàn cừu dễ chăn, bị đánh thì cũng chỉ biết chạy, vẫy đuôi và kêu be be. Bằng chứng rõ ràng nhất là vụ án Nhã Thuyên – một phiên bản thu nhỏ của vụ Nhân văn Giai phẩm. Có hàng triệu người được coi là trí thức nhưng bao nhiêu người dám đứng ra bênh vực Nhã Thuyên? Vụ án Nguyễn Hữu Đang dù đã trôi qua hơn nửa thế kỷ mà vẫn còn nguyên tính chất thời sự. Nghĩa là... chiếc Đèn cù vẫn đang tiếp tục xoay, dù nến đã lụi nhưng vẫn chưa tắt.
Xin có một vài lời tưởng nhớ nhà cách mạng có tư tưởng tự do Nguyễn Hữu Đang nhân ngày sinh thứ 101 của ông (15.8.1913 -15.8.2014) và xin lưu ý rằng rất nhiều người yêu tự do không kém gì Nguyễn Hữu Đang đang ngồi sau chấn song sắt nhà tù. Mấy chục năm qua bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, riêng chế độ đảng trị vẫn đứng lại, vẫn như cũ, nghĩa là cơ chế để tạo ra các bi kịch vẫn còn nguyên vẹn.
Bauxite Việt Nam



           Nguyễn Hữu Đang: một bi kịch lớn


 Lê Thọ Bình



Đang nắm giữ những chức vụ và đảm nhiệm những công việc rất quan trọng của chính quyền: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền, Thứ trưởng Bộ Thanh niên, được giao nhiệm vụ tổ chức ngày Lễ Độc lập (2-9), ông như con đại bàng đang bay cao. Nhưng rồi cái tư tưởng phóng khoáng, tự do của một chú đại bàng “hoang dã” muốn đưa đồng loại của mình tới khoảng trời bay nhảy tự do đã khiến ông rơi từ “trời cao” xuống vực thẳm, để lại cho nhân gian những câu chuyện thật đau lòng bằng một vụ án văn chương mà người ta gọi là “Nhân văn Giai phẩm”.

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn

1-05-1970 (*)
Tóm tắt: Mao Trạch Đông khuyên Lê Duẩn không nên sợ Hoa Kỳ.
Mao Trạch Đông: Tôi gặp ông lần cuối khi nào?
Lê Duẩn: Năm 1964. Chúng tôi thấy Mao Chủ tịch rất khỏe và tất cả chúng tôi rất vui. Lần này Mao Chủ tịch tranh thủ thời gian để gặp chúng tôi, chúng tôi rất mừng. Hiện nay, tình hình ở Việt Nam và Đông Dương phức tạp và còn tồn tại một số khó khăn.
Mao Trạch Đông: Mỗi nước đang đối mặt với một số khó khăn. Liên Xô có cái [khó] của họ, và Hoa Kỳ cũng có [cái khó] của nó.
Lê Duẩn: Chúng tôi rất cần chỉ thị của Mao Chủ tịch. Nếu Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị biết rằng Mao Chủ tịch ra chỉ thị về việc chúng tôi nên làm như thế nào, chắc chắn họ sẽ rất hài lòng.
Mao Trạch Đông: Các ông đã làm việc rất tốt, và các ông đang làm ngày càng tốt hơn.
Lê Duẩn: Chúng tôi cố gắng hết mình để làm tốt công việc. Chúng tôi có thể làm tốt công việc bởi vì chúng tôi nghe theo ba sự chỉ dẫn của Mao Chủ tịch chỉ thị cho chúng tôi trong quá khứ: đầu tiên, không sợ hãi, chúng ta không nên sợ kẻ thù; thứ hai, chúng ta nên đập nát kẻ thù ra thành từng mảnh; thứ ba, chúng ta nên chiến đấu một cuộc chiến kéo dài.
Mao Trạch Đông: Vâng, một cuộc chiến tranh kéo dài. Các ông nên chuẩn bị chống lại một cuộc chiến kéo dài, nhưng nó không tốt hơn nếu chiến tranh rút ngắn hay sao?
Ai sợ ai? Có phải các ông, người Việt Nam, Campuchia và người dân Đông Nam Á sợ đế quốc Mỹ? Hay là đế quốc Mỹ sợ các ông? Đây là một câu hỏi đáng được xem xét và nghiên cứu. Một cường quốc sợ một nước nhỏ, cỏ uốn cong khi gió thổi, một cường quốc sẽ phải sợ.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

" Ngụy độc lập" hay không "Ngụy độc lập".



Liên Sơn

 






(VNTB) Khi một sự độc quyền thấy được sự cạnh tranh, nó lồng lộn lên và bắn đầu cắn xé mọi thứ không hề suy tính.

Petrotimes – tờ báo điện tử thuộc Hội Dầu khí Việt Nam nhưng luôn có những bài mang tính chất Đỏ, đỏ cả về cách sử dụng ngôn từ, đỏ về cả cách mà họ tấn công đối tượng.

Hội nhà báo Độc lập Việt Nam vừa ra đời nhưng đã được trang tin nhanh Petrotimes ưu ái đề cập 2 lần trong một thời gian ngắn. Mới đây lại được Petrotimes tấn công trực diện qua bài viết Ngụy Độc lập.

Petrotimes và Hội nhà báo Độc lập: Ai “ngụy độc lập”?

Một mô-tip thường thấy ở những bài viết nhằm biểu đạt “tình trạng tự do báo chí tại Việt Nam” là thường đem số lượng tạp chí, hội viên, nhà xuất bản… ra để minh dẫn. Và Petrotimes cũng không ngoại lệ, cụ thể báo dẫn chứng: sau 64 năm, Hội Nhà báo Việt Nam có trên 18.000 hội viên làm việc tại 800 cơ quan báo chí…

Thực ra, Petrotimes đã trích dẫn thiếu. Đúng ra phải là 906 cơ quan báo chí; trong đó có 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, 95 báo điện tử và hàng ngàn trang tin điện tử; trên 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ.

Tuy nhiên, điều đó không quan trọng bằng việc Petrotimes cố tình không hiểu một điều là sự biểu đạt về mặt báo chí, trong đó sự tự do – độc lập trong tìm kiếm sự thật và trung thực ngòi bút còn quan trọng hơn những con số đầy ấn tượng sau 64 năm đó. Bởi những con số đó chỉ là một phần của sự phát triển báo chí, nó không phản ánh đầy đủ về quyền tự do – độc lập trong báo chí tại Việt Nam. Nếu bản thân nền báo chí chỉ có số lượng mà đánh mất tính tự do – độc lập cần có thì nó chỉ là công cụ tuyên truyền đơn thuần của một tổ chức, đảng phái đang muốn lũng đoạn thông tin mà thôi.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Bàn về Công thư của Phạm Văn Đồng



 

Nguyễn Khắc Mai

 

Công thư Phạm Văn Đồng quả thật là một tai họa cho Việt Nam trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đảo của Việt Nam với Trung Quốc.


Những lập luận của chuyên gia và cán bộ Ngoại giao gần đây rất hời hợt. Về luận bàn pháp lý với thiên hạ, nhất là với Trung Quốc mà đơn giản hời hợt như thế, có thể gọi là vô trách nhiệm. Có người chỉ nói đó là văn thư chính trị ( ông Di, ông Lợi…), có người cho công thư ấy không có giá trị vì anh không thể cho cái không phải quyền của anh… Thật ra công thư ấy là gì. Trước hết nó là một văn bản của một Thủ tướng một  Chính phủ có danh hiệu và có một số nước, dẫu là XHCN, công nhận. Công thư ấy trả lời về một bản tuyên bố của một Chính phủ có danh nghĩa quốc tế, vừa được cái Quốc hội của nước ấy thông qua.

Dẫu tính chất pháp lý của nó không cao, nhưng đó là pháp lý của hai cái Chính phủ đang giao dịch với nhau. Không thể bác bỏ tính pháp lý của nó với những lập luận chính trị chủ quan nói lấy được, một thói quen xấu của cộng sản. Chỉ có thể bác bỏ giá trị của nó bằng một văn bản có tính pháp lý cao hơn.

Nội dung công thư Phạm Văn Đồng rất tai hại, rất phản động (theo lập trường giữ chủ quyền độc lập và toàn ven lãnh thổ của Việt Nam).

Công thư ấy “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của  CP nước CHNDTH” và” chỉ thị triệt để tôn trọng  hải phận 12 hải lý của TQ trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể.”

Điều cần nói là đã có sự nhanh nhảu đoảng kỳ lạ, là dường như chẳng có bao nhiêu thì giờ để nghiên cứu một vấn đề hệ trọng như thế liên quan đến quốc gia dân tộc! Chỉ có đúng 10 ngày, từ 4 tháng 9 họ ra tuyên bố thì 10 ngày sau đã có công thư hưởng ứng (14-9-1958).

Tán thành bản tuyên bố của CP CHNDTH có nghĩa là công nhận toàn bộ nội dung của tuyên bố ấy. Trong đó họ nêu hai điều rõ ràng. Một là lãnh hải của họ rộng 12 hải lý và bao gồm cả Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa; có nghĩa là toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bấy giờ do CPVNCH quản lý. Như thế là đã công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi còn gì.

Không thể cãi chày cãi cối như kiểu ông thứ  trưởng ngoại giao nọ, cũng không thể biện hộ như một vài luật sư trên báo chí vừa qua.

Vấn đề hiện nay là Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy. Bằng bất kỳ cách nào. Muốn bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thì phải làm. Còn cứ ẩm ương như hiện nay thì coi như mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của họ đối với đất đai trời biển của mình. Một công hàm có tác hại phản quốc phải hủy bỏ. Đó cũng là chuẩn bị cơ sở pháp lý để đấu tranh đòi chủ quyền Biển Đảo của VN./.

                                                                             N.K.M




Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Nghệ Sĩ Kim Chi từ Mỹ trở về và câu chuyện Đất Nước với thể chế





Bà Đầm Xòe lược ghi.
10386285_282610541935083_7964155062296076692_n
NSUT Kim Chi, người từ chối giấy khen của Thủ tướng, vừa ở nước Mỹ về, hiện đang ở Hà Nội, sáng nay, ngày 22.7, tại tư gia TS khoa học Nguyễn Thanh Giang, đã có cuộc trò truyện với một số người về hoạt động của đoàn và cá nhân nghệ sĩ tại nước Mỹ trong thời gian nghệ sĩ đến làm việc và quan sát nước Mỹ.
NSUT Kim Chi coi cuộc trò chuyện này là một diễn đàn quan trọng nên NS đã có sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài những hoạt động của nhóm với quốc hội Mỹ, với một số các nghị sĩ của nước Mỹ như thông tin trên mạng đã được cập nhật, NS còn cho biết những cảm nhận riêng của NS khi sống trong lòng nước Mỹ, đặc biệt NS còn có cuộc gặp riêng với TS Cù Huy Hà Vũ.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

" Pu - Tin vẫn là người tốt "



                       

   GS Nguyễn Văn Tuấn
   23-07-2014
Russia's President Putin talks to Russia's Prime Minister Medvedev before a meeting on economic issues at Novo-Ogaryovo state residence outside MoscowNgười thờ ơ nhất trong vụ tai nạn máy bay MH17 mà đọc báo VN cũng thấy giới báo chí VN nghiêng hẳn về phía ủng hộ Nga và đặc biệt là tôn sùng V. Putin. Điều đó cũng có nghĩa là một số tin tức được cung cấp cho người đọc mang xu hướng hay có thông điệp chống Mĩ, chống phương Tây, và chống Ukraina. Đối với cộng đồng quốc tế đang theo dõi VN, chỉ cần qua vụ MH17, người ta cũng biết VN thuộc về thế giới nào.
Những cái tít thân nga và sùng kính Putin thì nhiều vô số kể. Tôi có cảm giác ai đó ra lệnh, và phóng viên rà soát internet để tìm cho được những bản tin có lợi cho Nga và Putin rồi đem về báo VN. Mà, khổ nỗi tin tức thế giới đều chỉ về Nga hay quân li khai thân Nga là thủ phạm, nên tìm những bản tin thân Nga rất khó. Có những bản tin thật ra tương đối khách quan, nhưng qua phóng viên VN nó cũng trở thành thân Nga. Thái độ lăng xăng phục vụ kẻ trên, hay cố gắng làm hài lòng kẻ lớn, sao tôi chịu không nổi. Bản chất người VN không hèn và nịnh hót trơ trẽn như thế.
Sáng nay, đọc một bản tin viết về phát biểu của Thủ tướng Úc Tony Abbott về Putin làm tôi ngạc nhiên. Báo trực tuyếnsoha.vn chạy cái tít “Thủ tướng Australia: ‘Putin vẫn là người tốt’, nhưng …”. Chú ý câu “Putin vẫn là người tốt” trong ngoặc kép, ý nói đó là phát biểu của ông Thủ tướng Abbott. Tôi tìm hoài không ra câu phát biểu này. Thật ra, làm sao tìm ra, khi ông Abbott đâu có nói câu này.
Sự thật là sau vụ tai nạn MH17, ông Abbott có điện thoại trực tiếp cho ông Putin. Sau cuộc điện đàm, ông gặp báo chí, và ông nói rằng tất cả những gì ông Putin nói đều đúng, và ông có thêm một câu “Now, he has to be as good as his word”. Câu “as good as his word” là thành ngữ tiếng Anh có nghĩa nôm na là giữ lời hứa. Do đó, câu của ông Abbott có thể hiểu là “Bây giờ, ông ấy phải giữ lời hứa”. Ông Abbott không hề nói ông “Putin vẫn là một người tốt”; viết như thế là không đúng và mang tiếng lường gạt người đọc.
Nói về hiểu sai tiếng Anh làm tôi nhớ hôm qua cũng có một bài trên GDVN (2) dịch sai ý nghĩa của một tiêu đề trên một tờ báo Tàu. Tờ Hoàn cầu Thời báo chạy cái tít “Vietnam picks dangerous course in China’s waters”, và GDVN dịch là “Việt Nam chọn nguy hiểm hiển nhiên ở vùng biển của Trung Quốc”. Thật ra, chẳng có chữ “hiển nhiên” nào ở đây cả. Chữ course trong cái tít trên có thể hiểu là con đường. Do đó, cái tít đó, theo tôi nên dịch là “Việt Nam chọn con đường nguy hiểm trong vùng biển của Tàu”. Đơn giản thế thôi.
Người phương Tây có câu đại khái là “cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ nói anh là ai.” Hàm ý câu này là nếu anh chơi toàn với những người mà nói theo tiếng Việt là “đầu trâu mặt ngựa” thì anh cũng thuộc hạng người đó mà thôi. Phải nói thẳng rằng trên thế giới hiện nay, người ta xem Nga là một nước bất hảo, không đáng tin cậy, và gây bất ổn thế giới. Tàu thì càng tệ hơn, được cả thế giới đánh giá là một nước đầy tham vọng bá quyền, hung hăng và hống hách với các nước nhỏ. Chính phủ Tàu là một nhóm người lưu manh chuyên nghiệp. Ấy thế mà hai nước này được Việt Nam xem là bạn, thậm chí đồng minh! Thế có phải VN chọn sai bạn không?
                                                        ***************

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Những lớp sóng ngôn từ.-Tác giả :Mã Giang Lân (tức Lê Văn Lân ) Tập thơ duy nhất nhận giải thưởng của Hội Nhà văn VN 2013 )



       TrầnMạnhHảo
 
       
        

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn ơi, bạn muốn được giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam ư ? Việc này dễ hơn ăn ớt : bạn cứ tùy tiện lấy bất cứ bài báo nào, đoạn văn xuôi nào, ngắt chúng thành từng câu ngắn rồi cho xuống hàng liên tục, bạn sẽ có một tập thơ hiện đại, sẽ giành được giải thưởng cao qúy của Hội nhà văn Việt Nam ngay.

Than ôi, Hội nhà văn Việt Nam bao năm nay đã ăn chặn hàng nghìn tỉ đồng xương máu của nhân dân ( do nhà nước cấp) để chia nhau, cùng nhau tham nhũng mà chưa một lần tài chính công khai, lừa gạt dư luận để chiếm dụng tài sản đất nước rồi cho ra những sản phẩm thơ văn dở tệ, những giải thưởng đểu như “ Những lớp sóng ngôn từ” thì thử hỏi NÓ có phải là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam hôm nay, nơi cái dối trá lên ngôi, cái dỏm lên ngôi, cái dở lên ngôi, cái đểu lên ngôi, cái lưu manh lên ngôi hay không ?

Vì sao Hội Nhà Văn Việt Nam do ông Hữu Thỉnh làm chủ tịch, các ông Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Quang Thiều, Lê Quang Trang làm phó chủ tịch cùng một ban chấp hành Hội đông đảo, các hội đồng bộ môn uy tín lại trao giải cho ít nhất là ngót mười tập thơ văn dở nhất Việt Nam xưa nay, chất lượng tương đương với thơ dỏm “ Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân thế ?

Chịu ! Chúng tôi đã viết hơn chục bài phê bình các tập thơ dở, thơ nhạt, thơ nước ốc, thơ nước cống, văn nước cống được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam và các giải thưởng cao qúy khác…nhưng tịnh không thấy Hội nhà văn trả lời. Trong khi Hội có mấy trăm nhà phê bình trong luồng, có cả một Hội đồng lý luận phê bình văn học với hàng trăm hội viên, lại có cả Hội đồng lý luận phê bình văn học trung ương bề trên của đảng cộng sản VN do ông cựu Ủy viên trung ương Hồng Vinh làm chủ tịch, có cả nghìn cây bút phê bình dao búa và hàng vạn dư luận viên nhăm nhằm bút chiến bảo vệ chế độ, cớ sao không một ai lên tiếng chỉ dùm tôi rằng mấy chục tập văn thơ được giải thưởng Hội, giải thưởng nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh hay ho cỡ nào sao ?

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Phát biểu của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ tại quốc hội Hoa Kỳ



     Phát biểu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ  tại Quốc Hội Hoa Kỳ
Kính thưa Quý Vị Hạ Nghị sĩ và Thượng nghị sĩ,
CU HUY HA VU PHAT BIEU TAI QUOC HOI HOA KY 16-7-2014 (3)Tôi,Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, với tư cách là tù nhân chính trị của chính quyền cộng sản Việt Nam, xin gửi tới Quý Vị lời chào trân trọng nhất và sau đây xin trình bày một cách vắn tắt về mối quan hệ hữu cơ giữa dân chủ hóa chế độ chính trị ở Việt Nam và bảo đảm lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở biển Đông.
Chủ nghĩa cộng sản là chống lại con người mà chế độ cộng sản ở Việt Nam là một bằng chứng sống động. Cụ thể là dưới chế độ độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam, hầu hết các quyền con người cơ bản dẫu được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên đều bị đàn áp một cách tàn bạo.
Thực vậy, trong khi các văn bản pháp lý này thừa nhận quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội bao gồm quyền lập công đoàn, quyền biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… thì chính quyền Việt Nam lại đặt ra các điều luật hình sự để bỏ tù những người thực hiện các quyền này. Đó là Điều 88 –Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 258 – Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân và Điều 79 – Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Ước tính hiện nay có 2/3 trong số khoảng 400 tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm bị kết án theo 3 điều luật hình sự này.
Đương nhiên để chấm dứt các hành vi chống lại con người này của chính quyền cộng sản Việt Nam và dân chủ hóa chế độ thì người dân Việt Nam phải đấu tranh trước tiên, tất nhiên một cách hòa bình. Thực tế cho thấy khoảng 5 năm trở lại đây cuộc đấu tranh của người dân Việt Nam ngày càng trở nên rất quyết liệt. Thế nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam không những không giảm mà còn gia tăng với mức độ khủng khiếp các hành vi đàn áp nhân quyền. Nói cách khác, chính quyền cộng sản Việt Nam không hề sợ người dân trong nước đấu tranh ôn hòa, thậm chí còn lấy việc đàn áp tàn bạo những người dân không một tấc sắt trong tay này để thể hiện quyền lực độc đoán của họ là “bất khả xâm phạm”!?. Do đó, sức ép của quốc tế nói chung, của chính quyền Hoa Kỳ nói riêng, đối với chính quyền cộng sản Việt Nam là vô cùng cần thiết để chính quyền này chấm dứt đàn áp chính những người dân của họ và hơn thế nữa, đi vào con đường dân chủ hóa. Chính vì lẽ đó, tôi chỉ có thể hoan nghênh nhiệt liệt Dự luật nhân quyền Việt Nam được Hạ Viện Hoa Kỳ nhiều lần soạn thảo và thông qua đồng thời tôi cũng lấy làm tiếc là Thượng Viện Hoa Kỳ vẫn chưa thông qua Dự Luật này.
Kính thưa Quý Vị,
Lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở biển Đông là quá rõ ràng: đó là đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này. Muốn thế thì Hoa Kỳ không thể không ngăn chặn Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở đây bằng vũ lực vì hành động chiến tranh này của Trung Quốc chắc chắn sẽ hủy diệt tự do hàng hải, thậm chí hàng không trong khu vực. Chính trên tinh thần đó mà ngày 10/7 vừa qua Thượng Viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết 412 yêu cầu Trung Quốc bảo đảm nguyên trạng ở biển Đông bằng cách ngay lập tức rút giàn khoan dầu HD-981 cùng với lực lượng hải quân đi kèm ra khỏi vùng biển này. Lẽ dĩ nhiên hành động này của Mỹ hoàn toàn có lợi cho Việt Nam vì dàn khoan dầu đó được Trung Quốc đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thế nhưng tất cả chúng ta đều thấy rằng chỉ bằng những tuyên bố thì Hoa Kỳ không thể nào dẹp được tham vọng ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc nhằm vào chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều này có nghĩa sử dụng vũ lực phải là lựa chọn đối với Hoa Kỳ để ngăn chặn thành công xâm lược của Trung Quốc nhằm vào chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông.
Mặc dầu vậy, rõ ràng là Hoa Kỳ không thể sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam nếu không có một hiệp ước liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thế nhưng một lần nữa tất cả chúng ta thấy rằng lý tưởng tự do và dân chủ của Hoa Kỳ không cho phép Hoa Kỳ liên minh quân sự với một chế độ độc tài cộng sản đồng nhất với tội ác chống lại con người như đang tồn tại ở Việt Nam. Nói cách khác, Hoa Kỳ chỉ có thể liên minh quân sự với Việt Nam sau khi chính thể cộng sản Việt Nam được giải thể.
Về phía Đảng cộng sản Việt Nam, đảng này luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc Việt Nam và vì vậy sẽ không có chuyện đảng này tự nguyện giải thể chế độ độc tài của mình. Vì vậy việc Trung Quốc thôn tính toàn bộ chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam chí ít trên biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian và khi điều này xảy ra nó đương nhiên xâm phạm nghiêm trọng lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ như trên đã nói. Do đó giúp chuyển Việt Nam từ chế độ độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ – đa đảng là một nhu cầu, và hơn thế nữa, là một nghĩa vụ cấp thiết đối với Mỹ.
CU HUY HA VU PHAT BIEU TAI QUOC HOI HOA KY 16-7-2014Vì những lý lẽ đã rõ, tôi khẩn thiết kêu gọi:
1- Hạ Viện Hoa Kỳ tiếp tục soạn thảo và thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam trong đó kiên quyết yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị – tù nhân lương tâm đồng thời hủy bỏ các điều 79, 88 và 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
2- Thượng Viện Hoa Kỳ khẩn trương thông qua Dự Luật nhân quyền Việt Nam sau khi Dự Luật này được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua.
3- Lưỡng Viện Hoa Kỳ không thông qua việc chấp nhận Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho đến khi nào chính quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt hoàn toàn xâm phạm nhân quyền và thiết lập lộ trình dân chủ hóa chế độ.
Xin chân thành cảm ơn Quý Vị,
                                     Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
                           16/7/2014, Washington D.C – Hoa Kỳ    

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Người Việt thiếu cống hiến cho nhân loại vì chưa bao giờ chịu trưởng thành.




Nguyễn Hoàng Đức

 

 

 



 Theo BBC đưa tin, vào cuối tháng 6/2014, tổ chức Good Country Index, dựa trên các số liệu tin cậy và chắc chắn của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng thế giới World Bank đã xếp hạng Việt Nam đứng áp - bét dĩ nhân loại 124/125 nước về tiêu chí cống hiến cho nhân loại. Điều này khiến chúng ta nghĩ gì?

Còn nghĩ gì ư? Một nỗi nhục đã hiển hiện ra như thế mà vẫn còn nghĩ quanh co để lẩn trốn nỗi xấu hổ ư? Là người Việt chắc chúng ta chẳng lạ gì con người và quê hương, vì đấy là máu thịt giống nòi của ta, nó thân quen như quả cà với bát tương… nhưng thử ôn một tí kẻo chúng ta quên: mới đây Nhật cảnh báo số vụ ăn trộm của người Việt chiếm 40% các vụ trộm cắp ở Nhật. 
Trời ơi, có một rúm người Việt trên đất Nhật mà ăn cắp bằng gần một nửa cả thế giới cộng lại… như vậy có phải người Việt ăn cắp thường trực không? Ăn cắp đã thế còn gian tham thì ở cỡ nào? Mới đây một cô gái Việt bị treo biển làm nhục giữa chợ trên đất Malaxia, sao cô ta lại không phải là người nước khác nhỉ? Các nước Bắc Âu đã từng đặt camera theo dõi các công nhân Việt Nam, thấy họ ăn cắp thường trực mọi lúc mọi nơi, và đã đặt một cái tên “Không thể làm ăn với Việt Nam”. Một người Nhật mới đây nói thẳng “người Việt mãi mãi hèn khổ vì gian vặt, ăn cắp vặt, một mét dây cao cấp giá dăm triệu, bị người Việt cắt vụn ăn cắp bán có vài trăm, thế thì bao giờ mới giầu mạnh được?” Một người Mỹ mới nói “Các bạn trẻ Việt chẳng hề có lý tưởng sống hay khao khát nào cao thượng, chỉ loanh quanh cái nhà cái xe”. Theo tin tức trong nước vừa đưa, hè phố kia đang đẹp bỗng bị lột lên làm lại, chỉ vì người ta thích giải ngân ăn quẩn ăn quanh… Không có lý tưởng cao cấp, chỉ tham vặt vãnh loanh quanh, phá hủy tiền triệu của chung kiếm tiển lẻ bỏ vào túi mình, đó chính là biểu hiện thiển cận của đám nô tài, chưa bao giờ trở thành chủ nhân đứng thẳng khao khát cái nhìn hướng ra xa.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Nhìn nhận về vụ bắt giữ Nhà văn Phạm Viết Đào




Đàm Mai Đạo


Khi tôi viết "Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất" [1], tôi thật bất ngờ vì được nhiều trang dẫn bài về và một số tác giả tiếng tăm chú ý để trích dẫn, tranh luận với một người viết không hề có chút tên tuổi. Tôi cho đó là điều may mắn đối với tôi - một người viết rất ít, chỉ buồn vì nhiều người đã dùng những lời lẽ không phải đạo cho lắm và đặc biệt không có căn cứ cũng như phân tích rạch ròi mang tính khách quan, thay vào đó là cảm tính (không phải tình cảm) khi đánh giá vụ bắt giữ Trương Duy Nhất. Dù tình cảm dạt dào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên tỉnh táo, đặc biệt trong chính trị - nơi mà tình cảm chân thật (đúng với nghĩa của nó) xem ra thật xa lạ khi nói về "tình yêu", dù nghĩa hẹp hay nghĩa rộng trên xứ sở độc đảng toàn trị này.