Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Người thân thủ tướng Phúc

___
Phạm Hồng
16-3-2017
Hiệu trưởng Nguyễn Khắc Minh tại một buổi hội thảo. Ảnh: Trường ĐHKT Y – Dược Đà Nẵng
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố hùng hồn rằng: “Tôi báo cáo trước Quốc hội phải đổi mới công tác cán bộ, tôi đề nghị các đồng chí phải lưu ý điều này, việc này cần phải chấn chỉnh ở tất cả các khâu, tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, chúng ta thi tuyển để tìm người tài, chứ không phải để tìm người nhà. Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ”. (Nguồn: Vì sao Thủ tướng yêu cầu ‘tìm người tài, không tìm người nhà’?).
Thế nhưng phía sau lời nói bóng bẩy đó, ông Phúc đã nâng đỡ không biết bao nhiêu người thân, mà trong số đó có ông Nguyễn Khắc Minh – Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng hiện nay.
Vốn là bộ đội phục viên, Nguyễn Khắc Minh đi học lại và tốt nghiệp bác sỹ hệ tại chức ngành Y học cổ truyền (Đông y). Với bản chất lươn lẹo, cơ hội và nịnh bợ, cộng với sự thối tha của hệ thống đào tạo Việt Nam, Minh đã lấy được học vị tiến sỹ, nhưng lại là chuyên  ngành Y tế Công cộng.
Khi còn là lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, ông Phúc đã nâng đỡ và đưa ông Minh lên đến chức vụ Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Với bao nhiêu điều tiếng của đồng nghiệp phản ảnh, bản chất ông Minh là nịnh trên, đạp dưới; về năng lực thì thấp kém nên luôn thể hiện thái độ nịnh hót các vị ở Bộ Y tế – cơ quan chủ quản trường, song lại sẵn sàng chà đạp, trù dập những thầy, cô bác sỹ liêm khiết, thẳng thắn, nhất là các bạn đồng nghiệp giỏi, chuyên ngành Y đa khoa – Một ngành mà có vị thế và đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng rất nhiều so với Y tế công cộng của ông Minh.
Còn về mặt đạo đức, bản chất lưu manh, ăn nói giang hồ, lộng ngôn của ông ngày càng lộng hành; bản chất máu gái, thèm của lạ nên hầu hết các giảng viên nữ trẻ rất ái ngại khi gặp ông, nhất là tại phòng làm việc.
Những đặc điểm, tính cách con người của ông Nguyễn Khắc Minh chắc chắn ông Phúc thủ tướng biết rõ, những ông vẫn cho qua. Khi làm đến chức Phó Thủ tướng, ông tiếp tục nâng đỡ rút ông Minh ra và yêu cầu Bộ Y tế bổ nhiệm ông Minh làm Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng của chúng tôi. Và từ đó, Nguyễn Khắc Minh cùng nhóm cơ hội, nhóm thân quen do ông cài cắm vào, mặc sức lũng đoạn, đục khoét và phá nát trường chúng tôi; và điều đau lòng là công sức gây dựng của bao thế hệ từ lãnh đạo, thầy cô đồng nghiệp chúng tôi trong suốt gần 60 năm qua đã bị phá nát. Trong số đó, một số thầy cô đã mất (như thầy Quang), một số phải bỏ việc, chuyển công tác (như thầy Ngọc)… Và đau đớn nhất là Thầy PGS. TS Hoàng Ngọc Chương – người đã có công lèo lái, gây dựng đưa trường vốn từ trường Trung cấp KTYT TW2 lên trường Cao đẳng và tiếp tục nâng thành đại học như hôm nay. Nhưng khi ông Minh nắm ghế hiệu trưởng đã phủ nhận sạch trơn công sức những người tiền nhiệm, trong đó có công sức thầy Chương.
Đi đâu, ngồi với ai, trong buổi tiệc nhậu nào, ông Minh cũng đều mang quan hệ người nhà Thủ tướng Phúc ra dằn mặt, khoe khoang. Và ông ta đã tự tung tự tác, vô hiệu hóa tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, tự quyết tất cả các chủ trương, chính sách hòng mang lại lợi ích nhất cho ông.
Tất cả các khoản mua sắm, chi tiêu rất mờ ám, nhất là công tác phí cao ngất ngưởng, mà ông ta bóng gió nói rằng dùng để phong bì bôi trơn cho mấy vị ở Bộ để mở ngành này, ngành nọ. Ông ta đục khoét ngân sách trên cơ sở mồ hôi, nước mắt của chúng tôi; mua hàng loạt đất, mua ô tô… Thu nhập của chúng tôi giảm từ 40 – 60%, trong khi số lượng tuyển sinh hàng năm đều tăng 15 – 20% (có nghĩa là khoản học phí cũng tăng theo).

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

...dựng tượng đài Hồ Chí Minh bất thành tại nước Áo



Đặng Hà
25-2-2017
Ảnh 1: Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) dự định được đặt trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo. Ảnh: Đặng Hà
Ảnh 1: Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) dự định được đặt trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo. Ảnh: Đặng Hà
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, nhà nước Việt Nam mong muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong công viên Donau. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước làn sóng chỉ trích, chống đối dữ dội thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.
Hội Hữu nghị Áo-Việt
Dự án thành lập tượng đài HCM được xúc tiến bởi Hội Hữu nghị Áo-Việt (một tổ chức thân nhà nước Việt Nam) có trụ sở ở thủ đô Viên của Áo. Năm ngoái ngày 03.08.2016 hội Hữu nghị Áo-Việt đã vui mừng thông báo trên trang web chính thức của hội rằng, thành phố Viên đã cấp giấy phép xây dựng tượng đài trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo.
Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donau sẽ do phía Việt Nam đảm nhận. Khi hoàn tất sẽ bàn giao cho giới hữu trách thành phố Viên quản lý, chăm sóc và bảo trì.
Dự kiến tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành vào cuối năm nay nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo-Việt (1/12/1972 – 1/12/2017).
Ông Marcus Strohmeier thành viên Hội đồng quản trị của hội Hữu nghị Áo-Việt đồng thời là đảng viên của đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội Áo) là người đi vận động hành lang (Lobby) để chính quyền thành phố Viên cấp giấy phép cho dự án.
Ông từng trả lời phỏng vấn truyền hình ngày 06.12.2014 về đề tài quân đội nhân dân Việt Nam và ông đem ra khoe bức ảnh chụp ông hân hạnh được tiếp kiến đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của chủ tịch HCM.

Làn sóng phẫn nộ của người Việt khắp nơi trên thế giới
Thời gian kéo dài cho đến đầu năm 2017, mọi việc tưởng chừng như trôi chảy êm xuôi, chỉ còn chờ lễ khánh thành tượng đài HCM vào cuối năm nay. Nhưng vài ngày trước Tết ta, tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở Đức đã phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở nước Đức mà khắp nơi trên thế giới. Trong kháng thư gửi đến chính quyền thành phố Viên được nhấn mạnh: “Chúng tôi chống xây dụng tượng đài Hồ Chí Minh vì quan niệm rằng tệ trạng sùng bái cá nhân, một dấu hiện nhận diện ra độc tài, dành cho một nhân vật chính trị và lịch sử mờ ám không phù hợp cho khung cảnh chính trị của xã hội dân chủ-tự do ở Áo.
Ngay sau đó Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức đã tổ chức thu chữ ký khắp nơi trên thế giới phản đối dự án này, đồng thời viết thư phản kháng gửi đến chính quyền Áo, các chính đảng và liên lạc với các hội đoàn người Việt ở Áo để kết hợp đấu tranh.
Hội Việt-Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã phối hợp với các hội đoàn người Việt tị nạn cộng sản ở Áo, ở châu Âu để làm kiến nghị phản đối gửi đến các giới chức, dân biểu Áo và báo chí truyền thông.
Ngoài ra còn có nhiều hội đoàn và đoàn thể cũng như nhiều cá nhân khi hay tin đã nhiệt tình dấn thân góp phần đấu tranh dẹp bỏ tượng đài HCM.
Đặc biệt là Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã vận động chính giới Áo rất thành công và có sự kết hợp làm việc chặt chẻ giữa Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ và Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức.
Bùng nổ làn sóng chỉ trích, phê phán ở Áo
Nhờ vào các hình thức phản đối và đấu tranh nêu trên của người Việt tỵ nạn tại Áo vả Đức cũng như từ khắp nơi trên thế giới, chính giới và báo chí Áo đã chú ý đến dự án thành lập tượng đài HCM này.
Sau khi tuần báo Falter là tờ báo đầu tiên ở Áo đưa tin về dự án thành lập tượng đài HCM với câu hỏi: Tại sao lại như thế ?” thì báo chí nước Áo bắt đầu nhập cuộc.
Tờ báo Krone viết: “Vô số tội phạm chiến tranh, Hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu. Bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng  là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Viên“, và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: “thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của tòa thị chính thủ đô Viên lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù cải tạo cộng sản của Hồ Chí Minh”.