Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Tập Cận Bình -" Biển Đông là di sản của Tổ tiên



Nguyễn Vĩnh Long Hồ

26-12-2015


Nguồn ảnh: internet

Bắt đầu câu chuyện “Phiếm” nầy, tôi xin kể câu chuyện thuộc dạng “tiếu lâm thời đại”, nó vừa mang tính khôi hài, ngớ ngẩn, đến lố bịch của một viên tướng Hải quân Tàu, mang đến cấp bậc Phó Đô đốc TC về Biển Đông.

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc phòng SDSR diễn ra tại Thủ đô London ngày 14/9/2015. Phó Đô đốc TC tên Viên Dự Bách đã có một phát ngôn buồn cười về Biển Đông khi ông ta tuyên bố: “South China Sea, đúng tên gọi của nó, là một vùng biển thuộc sở hữu của Trung Quốc”, theo Defense News.

Đó là những gì Phó Đô đốc Hải quân TC, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải tên Viên Dự Bách đã phát biểu trước các quan chức quân đội đến từ khắp năm châu trong khuôn khổ Hội Nghị Quốc phòng SDSR. Theo sự hiểu biết thuộc tầm cở quốc tế của ông ta thì vùng biển có tên South China Sea của Biển Đông, có chữ “China” (Trung Hoa), điều đó mặc nhiên vùng biển nầy phải thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc không thể chối cải.

Thực ra, cái tên gọi South China Sea không hề mang bất kỳ một ý nghĩa nào về mặt chủ quyền lãnh thổ của TC. Đây chỉ đơn giản là tên gọi quốc tế được bắt đầu từ quy ước được thỏa thuận giữa các thương thuyền giao thương qua lại Biển Đông từ thế kỷ 16. Đến thế kỷ thứ XX, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) đã chính thức áp dụng South China Sea là tên gọi quốc tế của Biển Đông và sử dụng nó trong các văn bản, hình ảnh, bản đồ hành chánh bằng tiếng Anh. Một lý do dễ hiểu thì tên gọi nhiều địa danh, đặc biệt là những vùng biển hay đại dương thường được dựa theo tên các quốc gia gần vị trí của nó nhất để cho dễ nhớ và thuận tiện cho việc tra cứu và nó không có ý nghĩa về mặt chủ quyền lãnh thổ của một nước nào cả.

Nhận xét về khả năng trí tuệ của Viên Dự Bách, tạp chí TIME (Mỹ) đã mỉa mai rằng: “Nếu cứ lập luận kiểu nầy của Phó Đô đốc Hải quân TC thì phải chăng toàn bộ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Hay Vịnh Mexico là của Mexico? Hay vịnh Thái Lan thuộc về Thái Lan”. Cũng trong bài viết của mình, tạp chí Time đã lên án các hành vi bành truớng bá quyền xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tạp chí Time cũng khẳng định rằng, dù chính phủ Mỹ không đứng hẳn về phía nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Washington cam kết sẽ bảo vệ “tự do hàng hải, hàng không” ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh nghiêm túc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng “luật pháp Quốc tế”.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Năm Chữ chính

.

Nguyễn Khắc Mai

26-12-2015

Năm chữ Chính đó là: Một: Chính Danh. Hai: Chính Thống. Ba: Chính Nghĩa. Bốn: Chính Học. Năm: Chính Mi.

Chữ Chính Thứ Nhất: Chính Danh

Nguyễn Công Trứ từng có câu nổi tiếng: “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”. Câu hỏi này không chỉ cho một cá thể Người, mà nó chung cho cả những cộng đồng Người. Đảng cũng thế, luôn luôn phải đối diện với câu hỏi này và tùy từng thời phải có câu trả lời cho đúng, nghĩa là trả lời cho “thuận thiên thời, thuận địa lợi, thuận nhân hòa”. Và đây là chữ Chính đầu tiên mà Đại hội XII đối diện. Họp Đại hội XII để làm gì, nếu không phải là để trả lời cho đúng những cái “danh” mà Đảng đã và đang đánh mất. Không trả lời rõ vấn đề này, những nội dung của Báo cáo chính trị sẽ không có linh hồn.

Vậy, xin nói về thế nào là chính danh. Trong học thuyết của nho gia có mấy quan niệm chính danh rất hay. Một là của Khổng tử và hai là của Lã thị Xuân Thu. Ba là của Lưu Dực.

Trong sách Luận ngữ, thiên Tử Lộ có câu nói nổi tiếng của Khổng tử. ”Danh không chính thì lời nói [tư tưởng, chính sách…] không thuận. Lời không thuận thì công việc không thành. Việc không thành ắt lễ nhạc [trật tự, kỷ cương…] không chấn hưng được. Lễ nhạc không hưng thì hình phạt [luật lệ] không trúng. Hình phạt không trúng, thì dân chúng không biết đặt tay chân vào đâu [không biết làm gì cho phải, làm gì là trái]. Cho nên người quân tử [kẻ lãnh đạo] phải nói cho rõ cái danh, đã nói thì làm cho được. Kẻ quân tử không được nói tùy tiện.”

Sách Lã thị Xuân Thu, thiên Chính Danh có câu: “Danh chính thì trị, danh mất thì loạn. Kẻ làm cho mất danh, là kẻ nói, chủ trương quá mức. Nói, chủ trương quá mức độ tức là biến cái có thể thành cái không có thể, cái không cho phép. Nên cái phải biến thành cái không phải; biến cái đúng thành cái không đúng; nên cái sai thành cai không sai… Phàm mọi sự loạn, là do chính danh không đúng vậy!”. Lưu Dực (thời Hán-Ngụy) cũng viết “Phàm danh không ngay thẳng, chính đáng thì mọi việc sẽ sai lầm… Cho nên bậc vương giả phải chính danh để giám sát cái thực của nó”. Có thể nói đây là trí khôn Trung Hoa, nhưng cả mấy ngàn năm qua ít ai hiểu và làm đúng, ngày nay cả những người cộng sản Trung hoa cũng như Việt đều đang đối diện với vấn đề “Chính Danh”.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Thư ngỏ gửi đại biểu Đại hội 12 ĐCSVN


Nguyễn Đình Cống



Kính thưa quý vị đại biểu dự Đại hội XII của Đảng
Với tinh thần phản biện để xây dựng Đảng tôi đã có một số thư góp ý cho việc chuẩn bị ĐH 12. Những thư đó không có cái nào được hồi âm. Lần này, ngoài việc ký tên vào thư tập thể ngày 9 tháng 12, tôi còn viết thư ngỏ này trình bày một số ý kiến cá nhân gửi đến quý vị.
I-Có nên tin cậy vào các vị đại biểu hay không.
Tôi vẫn đặt niềm tin vào các vị , còn một số người khác thì không tin. Vì sao vậy. Người ta không tin vì cho rẳng Chủ nghĩa Cộng sản , Đảng Cộng sản là quá sai lầm mà không thể cải tạo và góp ý. Tôi muốn phân biệt 3 khái niệm khác nhau: Chủ nghĩa CS, đảng CS và đảng viên CS. Theo tôi Chủ nghĩa CS là học thuyết không đáng tin, nhưng đảng CS là một tổ chức, có thể tồn tại. Ở nhiều nước dân chủ vẫn có đảng CS, tại Nga sau khi Liên xô sụp đổ thì đảng CS vẫn còn , chỉ là những ĐCS như vậy không độc tài mà hoạt động bình đẳng như những đảng chính trị khác . Còn đảng viên CS, họ là những con người có thể thay đổi. Riêng đảng viên ĐCS VN, phần lớn là những người tốt, yêu nước, chỉ có một số ít trong các “nhóm lợi ích xấu xa” là loại thoái hóa biến chất.