Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Dư luận phẫn nộ

20-02-2015
H1HÀ NỘI (NV) – Tin tường thuật sự kiện Ban Bí Thư Trung Ương Đoàn Thanh Niên CSVN đến chúc Tết ba cựu tổng bí thư Đảng CSVN hôm mùng 1 tháng 1 Âm lịch khiến công chúng phẫn nộ.
Các tờ báo trực thuộc Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Việt Nam như Tiền Phong, Thanh Niên vừa có tin tường thuật về việc Ban Bí Thư Trung Ương Đoàn Thanh Niên CSVN đến chúc Tết các ông: Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh – ba nhân vật từng là tổng bí thư Đảng CSVN, Lê Đức Anh – cựu chủ tịch Nhà Nước Việt Nam và thắp nhang cho ông Võ Nguyên Giáp.
Lẽ ra sẽ chẳng có bao nhiêu người quan tâm đến sự kiện này nếu như tờ Tiền Phong không dùng ba tấm ảnh giới thiệu sự xa hoa tại tư gia của ông Nông Đức Mạnh. Phòng khách trong nhà ông Mạnh được bày biện như cung điện. Các vật dụng được chạm trổ cầu kỳ. Kiểu ghế giống như ngai vàng…

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Vinh Thân Phì Gia

H1

                                                Nhà quan xã Mai Hiền Dũng hiên ngang mọc giữa những mái tranh nghèo của dân đen




Ảnh 2: Đây dinh thự không cần giấu diếm của các cấp Chun Ươn Đoảng:1 trong 10 dinh thự của tướng Nguyễn Hòa Bình

1 trong 10 dinh thự của tướng Nguyễn Hòa Bình
H1
Ảnh 3, 4: Lâu đài xây riêng cho vua Mạnh khi về hưu để hú hí với vợ trẻ mới
Ảnh 3, 4: Lâu đài xây riêng cho vua Mạnh khi về hưu để hú hí với vợ trẻ mới

H1
 Đây nơi vua Nông ngự triều tết năm con dê
  Muốn gì có nấy, vợ trẻ, ngai vàng…! Ta lên thiên đường cộng sản trước còn các chú mày hãy cố gắng… lên sau nhé!”
Ảnh nhà của tổng Phiêu, tác rả của "Mênh mang... tiền dân mới bị cố ý để lộ Tết Kỷ Sửu

Nhà của Tổng Phiêu
                                                          

Vị trí lịch sử của trang mạng Chân Dung Quyền Lực

14/02/2015
Đào Như
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết“MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam – ĐCSVN – một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam. Sở dĩ trang mạng CDQL có khả năng làm cuộc cách mạng không vũ trang này là do những khuyết tật tự thân của ĐCSVN vẫn ngoan cố giáo điều bảo thủ. Trong lúc tại Nga, tại các nước Đông Âu và Châu Âu, từ năm 1991 chủ nghĩa cộng sản không còn đất đứng, chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là một di tích lịch sử không hơn không kém, Xã Hội Chủ Nghĩa trở thành lạc hậu, đi ngược lại sức tiến hóa của loài người. Đảng Cộng Sản Việt Nam hôm nay đã trở thành một đoàn thể không biết giác ngộ quyền lợi dân tộc, có những bước đi sai lầm chống lại lịch sử tiến hóa đất nước, chống lại trào lưu tiên tiến của nhân loại.
Bài viết ‘Mũi Thuyển Xẻ Sóng-Mũi Cà Mau’ được khởi đi từ “Bài Học Trần Xuân Bách”: Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Bộ Chính Trị – BCT - có ba nhân vật cấp tiến Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt. Trong lúc cả hai ông Thạch và ông Kiệt biết tự thúc thủ, riêng ông Bách dám đứng lên chống lại chính sách bảo thủ giáo điều, chuyên chính, lạm dụng quyền lực của Nguyễn Văn Linh. Ông Bách lên tiếng kêu gọi “Đổi mới Kinh tế phải song song với đổi mới chính trị”. Cuối cùng nhà Kinh tế chính trị Trần Xuân Bách chẳng những bị Nguyễn Văn Linh đuổi ra khỏi BCT mà còn bị trục xuất ra khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương-BCH-TƯ.
Qua“Sự kiện Trần Xuân Bách”, nhóm CDQL bung ra chiến dịch đi ngược dòng lịch sử của ĐCSVN. Nhờ thế mới biết được trước Trần Xuân Bách, Trường Chinh, người kế vị Lê Duẫn, người đã từng công khai tuyên bố đoạn tuyệt với “quan liêu bao cấp”, xóa bỏ lệnh “ngăn sông cách chợ”. Ông Trường Chinh là kiến trúc sư của Đổi Mới. Dù vậy Trường Chinh đã phải điêu đứng, uất hận mà chết vì tham vọng của một bầy đoàn bảo thủ giáo điều mà kẻ đứng đầu là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

9 lý do khiến Lãnh Đạo Bắc Kinh phải ra tay sớm


Lê Xuân Khoa
19-06-2014
Ngay sau khi Trung Quốc gây ra sự cố giàn khoan Hải Dương Thạch Du (HD-981) tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam, giới phân tích chính trị quốc tế đã cho thấy đây không nhất thiết là một hành động chiếm đoạt về kinh tế mà chủ yếu là một nước cờ chính trị của Bắc Kinh nhằm tạo tiền lệ cho những bước lấn chiếm khác trong kế hoạch kiểm soát toàn thể Biển Đông Nam Á. Đây vừa là một bước thăm dò vừa là một ngón đòn phủ đầu trước khi Hoa Kỳ có thể thật sự xoay trục sang Châu Á và tái khẳng định vai trò cường quốc Thái Bình Dương. Bước chiến thuật này đã đem lại cho Trung Quốc một thắng lợi ban đầu nhưng qua những phản ứng của Việt Nam và những nước liên quan thì hành động này là một tính toán khá mạo hiểm trong chiến lược “Giấc mơ Trung Quốc ”, một mục tiêu quốc gia được Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức tuyên bố trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ngày 17.3. 2013 và định nghiã là “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.” Mạo hiểm hay không, lãnh đạo mới của Trung Quốc cũng quyết tâm hành động vì cho rằng thời cơ đã đến.
Đã có nhiều tác giả Việt Nam và ngoại quốc viết về những mục tiêu trước mắt và lâu dài của Trung Quốc qua vụ giàn khoan HD-981, phản bác những luận điệu của lãnh đạo Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên 80 % Biển Đông Nam Á theo bản đồ đường chín đoạn do họ tự vẽ ra, bất chấp luật lệ quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Vì vậy, bài này sẽ không tham gia vào những đóng góp quan trọng của các học giả về cơ sở lịch sử và pháp lý của Việt Nam mà chỉ chú trọng vào một số biện pháp cụ thể cần làm ngay để triệt tiêu mưu đồ của Trung Quốc đang từng bước thực hiện mục tiêu sử dụng Việt Nam làm bàn đạp tiến xuống các quốc gia khác trong khu vực.
Tên khổng lồ tỉnh giấc
Lịch sử chính trị thường nhắc đến câu chuyện Hoàng đế Napoléon Bonaparte sau khi đọc bản dịch cuốn Tôn Tử Binh pháp do một linh mục Pháp sống ở bên Tàu đời nhà Thanh thực hiện, đã phát biểu một nhận xét thú vị: “Hãy để cho tên khổng lồ này ngủ yên, vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Thật ra thì từ thời xa xưa cho đến hết thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc chỉ tự rung chuyển mình bằng những cuộc nội chiến (như thời Đông Chu liệt quốc) hay bị rung chuyển khi ngoại nhân (như Mông Cổ hay Mãn Thanh) chiếm đóng và cai trị, bị tám nước Tây phương (Bát quốc liên quân) trừng phạt đầu thế kỷ 20 và gần đây nhất là bị quân đội Nhật hoàng xâm lăng và hành hạ trong thời Đệ nhị Thế chiến. Công bằng mà nói thì Trung Quốc cũng có làm rung chuyển một số quốc gia láng giềng nhỏ bé như Cao Ly (Triều Tiên) và Việt Nam qua những cuộc chiến tranh xâm lược nhưng rốt cuộc đều bị đánh bại và phải chạy về nước. (Đáng chú ý là vị anh hùng Cao Ly đại thắng quân Nguyên lại là một “thuyền nhân” người Việt: Lý Long Tường, thái tử nhà Lý, chạy sang Cao Ly tị nạn sau khi Trần Thủ Độ diệt nhà Lý để xây dựng nhà Trần. Lý Long Tường đánh thắng quân Nguyên hai lần, được vua Cao Ly phong làm Hoa Sơn Tướng quân.)