Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Nhà văn Nguyên Ngọc: " Chúng tôi không coi văn học và nhà văn là công cụ của ai hết "









Liêu Thái thực hiện

26-05-2015

Thưa nhà văn, là một người thuộc vào hàng “công thần khai quốc” của Hội Nhà Văn Việt Nam, đồng thời cũng là chủ khảo của nhiều giải văn học của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), có thể nói là bề dày cống hiến của ông với HNVVN rất dày. Nhưng ông vừa có quyết định từ bỏ HNVVN, ông vui lòng cho biết nguyên nhân và lý do dẫn đến quyết định này? Và HNVVN đã có phản ứng gì với quyết định cùa ông?

Tôi có dự đại hội thành lập HNVVN năm 1957. Tất cả những người dự đại hội đó đều được coi đương nhiên là “hội viên sáng lập”. Tôi là một kiểu “công thần khai quốc” như thế đấy thôi! Hồi đó tôi còn rất trẻ, từ tỉnh lẻ xa xôi mới ngơ ngác về Hà Nội và vừa có tác phẩm đầu tay. Được vào Hội là thích lắm rồi. Về sau mới dần dần hiểu ra và nghĩ khác.

Năm 1979, tôi có lần nói với ông Lê Đức Thọ, bấy giờ là người có vị trí rất cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Theo tôi quy luật tự nhiên của đời sống văn học là những người cầm bút chơi với nhau, tập họp nhau thành từng nhóm, hoặc vì cùng khuynh hướng nghệ thuật, hoặc vì nhu cầu giúp đỡ nhau thế nào đó, hoặc cũng có thể đơn giản vì thích tính nhau, gần gũi nhau sao đó… Trong từng nhóm như vậy, họ trao đổi với nhau về nghề nghiệp, về xã hội, về mọi thứ…, nhắc nhở, động viên, an ủi nhau trong công việc khó khăn nhất, tuyệt đối độc đảm, chẳng ai thay thế hay làm giùm ai được, là viết, đối mặt với trang giấy trắng; rồi ra sách, đưa sáng tác của mình đến công chúng; giúp nhau trong đời sống, bảo vệ nhau về nghề nghiệp và về xã hội. Một nền văn học phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh là từ những nhóm như vậy. Ở ta trước đây và ở hầu khắp thế giới xưa nay đều như thế, tạo nên một đời sống văn học nhẹ nhõm mà đa dạng, giàu có. Từ sau 1945 ta lùa tất cả vào một hội, lại là hội của nhà nước, là phi tự nhiên, chỉ chật chội và làm nghèo văn học. Trong chiến tranh, còn chừng nào chấp nhận được; trong hòa bình rất không nên… Tôi nói với ông Lê Đức Thọ rằng trước sau đời sống văn học cũng sẽ đi theo con đường đó, nếu Đảng muốn lãnh đạo thì Đảng nên chuẩn bị để thích ứng với tình hình đó. Vả chăng, theo tôi, cũng chẳng nên lãnh đạo. Nếu xã hội cần văn học, ấy là cần tiếng nói riêng, khác biệt, độc đáo của từng nhà văn, góc nhìn, cách nhìn riêng của họ, từng người, từng nhân cách và từng tài năng, bằng cách chỉ có văn học làm được, không ai giống ai. Dồn hết họ vào một hội, để chỉ đạo thống nhất, buộc họ nghĩ giống nhau, tức triệt tiêu mất cái riêng họ có, riêng nhà văn mới có để đóng góp, khiến họ chỉ có thể là công cụ tầm thường, vô dụng, còn tai hại nữa, vì khi đó họ chỉ có thể nói theo, nói dối… Rất lạ là ông Lê Đức Thọ bảo: “Nghe cũng phải, để xem…”. Nhưng rồi về sau không thấy ông nói gì, làm gì nữa. Chắc ông còn những lo toan khác, nghiêm trọng hơn, ở chốn cung đình. Mà về phần tôi, tôi cũng không chờ đợi gì ở ông. Nếu đến một lúc nào đó chúng ta có một đời sống văn học thực sự, bình thường, tự nhiên, thì đó cũng do chính những người cầm bút làm ra. Chứ không phải chờ ai cho. Như vậy cái lúc đó nay đã đến. Việc từ bỏ HNVVN hôm nay của chúng tôi là một bước tất yếu theo con đường đó.

Bộ Chính trị ĐCSVN kêu gọi người Việt ở nước ngoài xóa bỏ mặc cảm , định kiến

                                                                    Ảnh : Đàn chim Việt




Lê Minh Nguyên

27-05-2015
                                                                            

                                                         
Ngày 19/5/2015, Bộ Chính Trị (BCT) ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Họ kêu gọi người VN ở nước ngoài “xoá bỏ mặc cảm, định kiến”.
Câu hỏi được đặt ra là ai, bên nào, mới thực sự là còn mang “mặc cảm” của bạo lực khủng bố và “định kiến” rằng ta là kẻ chiến thắng nên chính nghĩa thuộc về ta. Sau 40 năm ta vẫn muốn ăn mày dĩ vãng, bởi vì ta tuy có sức mạnh tức thời của bạo lực nhưng không có sức mạnh nội lực lâu dài của văn minh nhân loại. Cho nên kẻ cần “xoá bỏ mặc cảm, định kiến” là lãnh đạo và đảng viên của đảng CSVN, chứ không phải người Việt hải ngoại, vì họ đã rất thành công và được đất nước mới của họ trân trọng, đến độ Tổng Thống Obama hồi tháng Sáu năm 2013 khi cùng ông Chủ Tịch Nuớc CSVN Truơng Tấn Sang công khai gặp gỡ báo chí đã khuyên ông Sang nên liên hệ tốt với người Mỹ gốc Việt nếu muốn quan hệ hai nước tiến lên tầm cao chiến lược.

CSVN nói rằng “…mọi người Việt Nam… mong muốn góp phần… đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”
Cho đến hôm nay, CSVN vẫn chưa có một lãnh tụ nào, hay một chính sách nào có chủ trương HOÀ GIẢI (ngồi ngang tầm trong một môi trường hoàn toàn tự do, không ràng buộc, để đối diện với sự thật lịch sử mà nói chuyện phải quấy, trước khi đi xa hơn để có thể nói hay giải quyết những bế tắc của đất nước) với bên phía thua cuộc, tức người Việt trong nước và ngoài nước của phía Việt Nam Cộng Hoà. CSVN mang mặc cảm bất an và cao ngạo, họ chỉ chủ trương HOÀ HỢP, ĐẠI ĐOÀN KẾT, tức muốn người ta chung vào cái rọ độc tài, chim có hót thì hót trong chiếc lồng sắt của chế độ CS.
Có lẽ ông Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ (dư luận là tháng Sáu 2015) nên CS có nhu cầu xoa dịu theo lối cha chú và trịch thượng với người Việt hải ngoại, BCT viết “BCT cũng khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời… Mọi người VN ở nước ngoài đều được khuyến khích… Các vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai…”
Ai là kẻ không khép lại quá khứ mà tối ngày cứ đi ăn mày dĩ vãng, nào chống Mỹ cứu nuớc, nào chị du kích bắn rớt máy bay, nào chiến thắng Nguỵ nơi này nơi kia, nào ca ngợi và lãi nhãi các hành động bạo lực, khủng bố, ám sát, đấp mô, ném bom vào dân chúng…?

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Đảng CSVN có xa rời mục tiêu Chủ nghĩa Xã hội hay không ?


Anh Vũ,
24-05-2015



                                Đoàn xe rêng đưa đón các lãnh đạo đảng cộng sản VN đi hội họp      



Sẽ không trình Quốc hội VN phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, với lý do việc thay đổi tên nước trong thời điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu tiến lên CNXH.

Vậy hiện tại, Đảng CSVN có xa rời mục tiêu CNXH như đã ghi trong cương lĩnh hay không? Dư luận nói gì về điều này?

Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay khẳng định, Đảng CSVN lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Với mục đích xây dựng một nước VN dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) và thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Theo Chủ nghĩa Marx-Lenin, thì Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) là những tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế – xã hội mà trong đó việc sở hữu các tài sản là của toàn dân, nhằm mục đích thiết lập sự công bằng và không chấp nhận chế độ người bóc lột người như trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Tuy vậy ở Việt nam hiện nay, Đảng CSVN đang cố gắng hướng mọi mặt kinh tế, xã hội, giáo dục văn hóa… của VN theo xu hướng Kinh tế thị trường, thậm chí họ còn đề nghị các quốc gia phát triển công nhận VN là một quốc gia có nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh.

Theo báo Dân trí cho biết, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý cho biết, sẽ không trình Quốc hội phương án đổi tên nước, lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Với lý do việc thay đổi tên nước trong thời điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu tiến lên CNXH và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Hồ Chí minh và di sản của ông

 

Lê Diễn Đức


Hồ Chí Minh, muốn hay không muốn vẫn là một tên tuổi lịch sử lớn gắn liền với Việt Nam. Để có môt đánh giá công bằng về Hồ Chí Minh không đơn giản, bởi vì cuộc đời của ông có quá nhiều mảng tối chưa được đưa ra ánh sáng, trong khi chế độ Cộng sản không ngừng suy tôn ông như một vị thánh, dù ông đã chết đã lâu, từ năm 1969.
Nhân kỷ niệm 125 ngày sinh của ông (mặc dù ngày 19 tháng 5 chưa chắc chắn là ngày sinh của ông), tôi chỉ phân tích một vài nét xung quanh ông.
Khi Hồ Chí Minh tìm đến với chủ nghĩa Cộng sản là giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản ở thời kỳ hoang dã, đi xâm chiếm thuộc địa và thấm bùn và máu trong chính sach bóc lột, khác với chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay được xây dựng trên sức mạnh của văn hóa, khoa học-công nghệ, dân chủ, pháp quyền, là một xã hội văn minh, đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân.

Chủ nghĩa Cộng sản hình thành từ nửa cuối thế kỷ 19 là một trào lưu tư tưởng, một khuynh hướng  chính trị-xã hội cấp tiến, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với quần chúng lao động và phần đông trí thức châu Âu.
Tới nước Nga, Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã tìm thấy ở Luận cương của Lenin chỗ dựa, một hướng đi mới, nên đã ngả theo Quốc tế 3, vì Quốc Tế 3 đã công khai ủng hộ các dân tộc thuộc địa. Trong bài phát biểu tại các diễn đàn ở đó Hồ Chí Minh đã nói “Tôi đến đây để không ngừng thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”! Chính vì thế mà Stalin không mấy thiện cảm về Nguyễn Ái Quốc, coi ông “không phải một người cộng sản chân chính mà là một người còn mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa ít có”.
Dù sao cũng phải thừa nhận trước hết Hồ Chí Minh là một người có tinh thần dân tộc và mong muốn Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Thế nhưng bi kịch nhất là Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, lựa chọn chủ nghĩa Staline và Mao Trạch Đông, kích động quần chúng làm cách mạng bạo lực.
Những tiêu chí cách mạng của Hồ Chí Minh như giành lại ruộng đất cho nông dân, nhà máy cho công nhân, tự do bình đẳng và bác ái là vũ khí tuyên truyền có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam còn tăm tối về tri thức, đói nghèo về vật chất và bị tư bản Pháp bóc lột nặng nề.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva năm 1954, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh cầm quyền trên miền Bắc. Ngay lập tức Hồ Chí Minh đã phản bội lại chính mình, phản bội lại tất cả những điều mà ông ta sử dụng nó để đưa người dân vào 9 năm kháng chiến trường kỳ.
Không thực thi chế độ bầu cử tự do, ĐCSVN tiếm luôn quyền cai trị tuyệt đối. Một nhà nước độc tài toàn trị được thiết lập với bộ máy kiểm soát của công an, an ninh và một hệ thống kiểm duyệt khắt khe nhất. Cuộc cải cách ruộng đất năm 1954-1956 đã làm hàng trăm ngàn người bị đấu tố và bị giết oan trái. Các tư tưởng phản kháng, đối lập ôn hoà không có đất dung thân, mà điển hình là vụ Nhân văn- Giai phẩm, nhiều nhà thơ, nhà văn bị trù dập, lao tù, đày ải. Nhân dân bị giam hãm trong cái trại ý thức hệ mác-xít mà hàng ngày bộ máy tuyên truyền khổng lồ mặc sức nhồi nhét, giáo dục.

Chiếc bình phù thủy




CanhCo

17-05-2015

Có rất nhiều người ghét cá nhân ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Ghét khi thấy ông ngày càng rơi sâu vào vòng tay Trung Quốc. Ông Phùng tỏ ra không muốn che dấu lòng trung thành của mình đối với phương Bắc và lòng trung thành ấy cứ có dịp là khoe ra như sợ để trong lòng sẽ bị ức chế mà sinh bệnh.

Nhưng tôi lại cố lắng lòng để tìm ra một hướng khác, khả dĩ có thể biện minh cho những cáo buộc mà dư luận luôn ném vào ông với những lời lẽ nặng nề nhất. Dù gì thì ông cũng là một Bộ trưởng Quốc phòng, nơi từng đào tạo, chỉ huy, và chiến đấu với cả ba lực lượng hùng hậu của thế giới: hết Tây tới Mỹ và cả Tàu nữa.


Tôi cố hình dung cho bằng được hình ảnh tiều tụy của ông sau mỗi lần nhận trách nhiệm của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương, gặp và trao đổi, ký kết gì đấy với Trung Quốc. Ông suy sụp, hay ít ra ông sẽ tìm cách nói những lời chung chung như phụ tá của ông là tướng Nguyễn Chí Vịnh, người cũng song hành từng bước gặp Tàu với ông nhưng lời lẽ tuyên bố khác xa ông. Ông Vịnh khôn khéo đến quỷ quyệt, không ai có thể bắt nọn và nhất là bẻ câu chữ của ông ta vào con đường mà Bắc Kinh vẽ ra.

Ông có vẻ vô tư hơn ông Vịnh nên mọi tuyên bố của ông gặp ngay phản ứng, mà phản ứng lớn chứ không nhỏ từ dư luận. Vấp mồm hay chủ đích đều dại dột. Tôi nghĩ ông dại dột chứ không đến nỗi nào phản quốc một cách lộ liễu đến như thế.

Tại hội nghị của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết, ngày 29 tháng 12 năm 2014 trong tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng ông đã tâm tình rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Sự vụ Nguyễn Chí Tuyến và lối ám sát hậu cộng sản


VietTuSaiGon

13-05-2015

Thời đảng Cộng sản mới thành lập, để triệt tiêu các đảng phái đối lập, trong đó đứng đầu là Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhà nước Cộng sản thời bấy giờ đã tổ chức một đội ám sát và một ban chỉ huy chuyên nghiên cứu những chiến thuật ám sát ngọt nhất. Chủ soái của đội nghiên cứu này là Hồ Chí Minh, trực tiếp chỉ huy là Võ Nguyên Giáp và một số tay chân.

Trong đó, những nghệ sĩ như Văn Cao, Trần Hoàn cũng tham gia vào đội quân này và đương nhiên họ là những thành viên được nuôi dạy, rèn luyện kĩ năng ám sát lẻ tốt nhất. Riêng ám sát tập thể thì chiến thuật của họ cao hơn nhiều.


Vụ Ôn Như Hầu, Hà Nội và Cầu Chiêm Sơn, Quảng Nam là hai vụ ám sát tập thể có chiến thuật, có thủ đoạn và đã tính toán rất kĩ. Sau hai vụ này, Quốc Dân Đảng rơi vào cảnh điêu đứng và các chí sĩ bị vu oan để cuối cùng phải lên đoạn đầu đài.

Nhưng ám sát lẻ thì có tính cuồng phát hơn nhiều, do đào tạo, nhồi sọ hết sức kĩ nên các đội viên đội ám sát luôn quên mình vì đảng, ngay cả một nghệ sĩ yếu đuối như Văn Cao, khi có lệnh, ông lặng lẽ nhét súng vào đai quần, điềm tĩnh đạp xe đến nhà chủ tiệm vàng bị cho là tư sản mại bản và tuyên bố bản án tử hình, sau đó chĩa sung vào mang tai ông ta, nổ đoàng một phát. Mọi sự diễn ra giống như phim hành động, đầy chất găng – tơ nhưng cũng rất máu lửa.

Điều này cho thấy cú bóp cò của Văn Cao là cú bóp cò của một trí thức có lý tưởng, sẵn sàng xả thân cho lý tưởng của ông ta. Ông đã được nhồi sọ hết sức kĩ để có thứ lý tưởng lạnh lùng như vậy. Và khi kết liễu cuộc đời của “con mồi chế độ”, ông minh bạch, có cáo trạng, nói rõ nguyên nhân, lý do giết người của ông. Điều này khiến cho các nhà sử học dễ dàng lấy tư liệu và phản ánh sự kiện Văn Cao giết người.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Thói tự sướng của làng Vũ Dại



Lê Diễn Đức

11-05-2015

Nghèo, lạc hậu, thường gắn với thói tự ti, mặc cảm, nhưng nếu có chút tiền thì vênh vao, tự mãn, kiêu căng và thích tự sướng. Có thể nói đức tinh này là đặc thù văn hóa Chí Phèo của làng Vũ Đại, hoặc văn hóa của mấy anh trọc phú.

Theo Ngân Hàng Thế Giới (WB), GDP bình quân đầu người năm 2013 của Việt Nam là 1.910 USD/người. Đây là mức thấp của thu nhập trung bình và hiện tại Việt Nam đang mắc vào cái bẫy “thu nhập trung bình” này, có nghĩa là sẽ giậm chân tại chỗ. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng kém hiệu quả và mang tính gia công và xuất khẩu nguyên liệu thô.

Vào năm 2015 Việt Nam phải dành 25% tiền thu về cho ngân sách để trả nợ, 72% trả lương nuôi bộ máy kép cồng kềnh vừa của nhà nước, vừa của đảng cộng sản, chỉ còn có 3% đầu tư phát triển. Số tiền thu về cho ngân sách 1 đồng chi đến 1.5 đồng, vẫn phải vay nước ngoài các khoản mới để trả các khoản nợ cũ đáo hạn. Nhà nước tăng cường phát hành trái phiếu quốc tế (cũng là một dạng vay tiền), tăng giá xăng dầu, và đang với tay tới khoản dự trữ ngoại tệ ít ỏi khoảng 40 tỷ đô la.

Tiến Sĩ Alan Phan đã nhận định rằng, “Việt Nam đang rơi vào ‘bẫy thu nhập bình quân.’ Chúng ta sẽ chỉ còn tồn tại, kéo dài sự sống, chớ không còn đủ nguồn lực để phát triển, vì tất cả công sức của cả nền kinh tế đều dành cho trả nợ, và tình trạng này sẽ kéo dài không dưới ba thập kỷ. Người dân Việt phải ‘tận tụy’ hàng nhiều thập kỷ để đóng góp thêm cho khối tài sản khổng lồ của những tay tỷ phú ‘tư bản’ nào đó đang chơi golf hay đang phơi nắng trên những chiếc du thuyền lộng lẫy ở đâu đó.”

Thế nhưng Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rất tự hào rằng, suốt 20 năm qua Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,7%, và đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), theo đánh giá của World Bank.

Nhân dự án sân bay Long Thành -Nhớ lại và phân tích một số chuyện cũ


 Nguyễn Đình Cống

11-05-2015

CHUYỆN MỚI – Dự án sân bay Long thành đã một lần đưa ra Quốc hội thảo luận, chưa thông qua. Vừa rồi hội nghị TW Đảng lần 11 (tháng 5- 2015) có nêu ra, chuẩn bị trình Bộ Chính trị xem xét và sẽ đưa ra Quốc hội biểu quyết. Trong lúc Bộ Giao thông đã đầu tư nhiều công sức thuyết minh dự án thì một số nhà khoa học làm phản biện vạch ra nhiều sai lầm, nhiều tác hại và kiến nghị chưa nên làm. Tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực sân bay nên không dám lạm bàn những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và kinh tế, chỉ xin liên hệ một vài chuyện cũ về mặt xã hội.

CHUYỆN CŨ 1: Sân bay Tân Sơn Nhất

Sân bay Long Thành cách Tân Sơn Nhất 40 km. Lý do được nêu ra của dự án là sân bay Tân Sơn Nhất với diện tích trên 800 ha đã trở nên quá chật hẹp mà không thể mở rộng, vì đất dự trữ chỉ còn khoảng 38 ha. Khi Pháp làm sân bay năm 1930 thì diện tích quy hoạch là trên 1500ha, trong đó gần 1000 ha là đất dự trữ. Trước năm 1975 sân bay đã được mở rộng vài lần và diện tích đất trống cũng còn nhiều trăm ha. Thế số đất ấy mọc cánh bay đi đâu mà nay chỉ còn chút xíu. Thì ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 sân bay do quân đội quản lý, đất chung quanh sân bay đã được Quân đội lấy gần 200 ha làm sân gôn và vài trăm ha khác được chia lô, cấp cho các sĩ quan làm nhà. Việc làm ấy không biết có được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Chính phủ, có thông qua Quốc hội hay không. Việc này mang lại lợi ích to lớn cho một số cán bộ quân đội và làm thiệt hại nặng nề cho dân tộc, cho đất nước. Hiện nay người ta hay nói đến “nhóm lợi ich”, phải chăng đây cũng là thuộc loại “lợi ích nhóm”. Thanh tra Đảng, Nhà nước và Quốc hội có ai biết và quan tâm đến việc này không, có biện pháp gì xử phạt những kẻ chỉ vì lợi ích cục bộ nhóm mà làm thiệt hại cho đất nước, có biện pháp gì để ngăn ngừa những việc làm tương tự hay không. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu lấy lại được sân gôn và một phần đất đã bị quân đội chiếm dụng thì Tân Sơn Nhất có thể mở rộng đủ đáp ứng nhu cầu trong vài chục năm tới mà chưa cần làm sân bay Long thành tốn trên 13 tỷ USD.

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Đếm chữ các lãnh đạo nói gì trong ngày 30/4




GS Nguyễn Văn Tuấn

30-04-2015

Hôm nay, tôi thấy có 2 người có bài nói về ngày 30/4: bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1) và bài viết (do kí giả ghi lại) của tướng Lê Đức Anh (2). Sẵn dịp, tôi so sánh với bài diễn văn của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết 5 năm trước (cũng vào ngày này, 30/4) (3). Cũng như nhiều người khác, tôi không có thì giờ và cũng không có hứng đọc mấy bài loại này; thay vào đó, tôi đọc theo kiểu … đếm chữ. Đôi khi, tần số chữ cũng nói lên đôi chút về suy nghĩ của người nói.

Điều rất thú vị là năm nay cả 2 bài có cái tựa đề chẳng dính dáng gì đến nội dung. Tiêu biểu nhất là bài của Thủ tướng 3D có tựa đề là “Vượt lên khác biệt, chân thành hòa hợp dân tộc”, nhưng trong nội dung bài nói chỉ có đề cập đến chữ “hoà hợp” 1 lần duy nhất, và cũng chẳng dính dáng gì đến hoà giải – hoà hợp dân tộc mà người ta đang bàn hiện nay. Điều này tôi đoán là nhà báo thêm vào cho nó có màu … tuyên truyền. Nhưng rất tiếc đó là một kiểu tuyên truyền theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”.

Mấy năm gần đây, các vị lãnh đạo có vẻ tiến bộ hơn so với những năm trong thập niên 1980. Thời đó, mỗi bài diễn văn của các vị như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng cũng như trong thế giới XHCN dài lê thê. Dài đến cả mấy tiếng đồng hồ. Tôi phải khâm phục họ có thể đứng một chỗ 4-5 giờ đồng hồ, chúi mặt vào giấy đọc, chẳng cần nhìn khán giả. Ấy thế mà lâu lâu khán giả lại vỗ tay rào rào. Khỏi nói, các câu chữ thì quá quen thuộc. Tôi nghĩ ngày nay, nhóm khoa học ở Đại học MIT có thể thiết kế một chương trình máy tính viết những bài diễn văn như thế. Mấy năm nay thì khá hơn nhiều, vì các vị lãnh đạo giảm thời lượng và câu chữ trong các bài nói chuyện. Nhưng chỉ khá hơn so với trước đây thôi, chứ so với nước ngoài thì họ vẫn nói dài lê thê. Năm nay, bài của Thủ tướng 3D có 3546 chữ, ngắn hơn só với bài của bác Minh Triết (4077 chữ). Bài của tướng LĐA thì dài hơn bài của TT 3D đến 22% (có 4338 chữ).

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Những giá trị sống trong một tấm ảnh và hòa hợp hòa giải dân tộc





Trần Quí Cao

30-04-2015

Xin mời độc giả cùng xem lại tấm ảnh nổi tiếng năm châu bốn biển: tấm ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, tấm ảnh đã trở thành niềm hãnh diện của đảng Cộng Sản Việt Nam, thành biểu trưng cho chiến thắng chung cuộc của quân miền Bắc tiến vào hang ổ cuối cùng của chế độ miền Nam. Đối với một số khá đông người miền Nam, tấm ảnh là biểu trưng của sự chấm dứt cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ không hề muốn kéo dài bởi vì người nào ngã xuống cũng chung dòng máu đỏ da vàng, cùng là con chung của một mẹ Việt Nam.

Buổi sáng ngày 30/4/1975 đó, một anh thanh niên của chế độ miền Nam, trong khi tìm người thân giữa Sài Gòn náo loạn, bị kẹt lại trên đường Công Lý, gần góc đường Hồng Thập Tự, tình cờ thấy những chiếc xe tăng của miền Bắc tiến về dinh Độc Lập.

Lúc đó, trên thực tế, chế độ miền Nam đã đầu hàng. Tổng thống miền Nam đã ra lệnh quân đội miền Nam không chống cự. Sài Gòn trơ trọi giữa 5 cánh quân tiến công đã áp sát. Cổng dinh Độc Lập đã mở sẵn chờ những người anh em miền Bắc vào để bàn giao chính quyền. Chiếc xe tăng hùng dũng của đội quân chiến thắng đang thẳng tiến. Bỗng nó dừng lại. Anh thanh niên ngạc nhiên, chăm chú quan sát.

Từ trên xe tăng, một chiến sĩ nhảy xuống. Hai cánh cổng được từ từ khép lại. Chiếc xe tăng lùi ra xa, rồi lao tới húc đổ chiếc cổng sắt.

Chiến thắng 30 tháng 4 ai vui ai buồn?




 Nguyễn Đình Ấm


Hôm nay ngày 30/4 bằng bao tiền, của nhân dân, nhà cầm quyền từ trung ương, địa phương tổ chức linh đình chiến thắng.TV, đài phát thanh, đài phường, loa xóm… ra rả toàn một nội dung tôn vinh chiến thắng, những bài hát ca ngợi đảng CS… làm những người biết chút sự thật cảm thấy đớn đau, ghê sợ. Từ bao năm nay họ vẫn một giọng như thế dù cho thời thế, vận nước, sự hiểu biết của nhân dân đã đổi thay… Với tôi, ngày 30/4 là chiến thắng vĩ đại của đảng CSVN, TQ, Liên Xô, nhưng là thất bại cay đắng của dân tộc VN.