Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Cuộc chiến Vị Xuyên






5 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (vào 16/3/1979), ngày 2/4/1984 CHNDTH lại gây ra cuộc chiến với Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Tuyên và kéo dài đến 5 năm mới thực sự chấm dứt (từ 2/4/1984 đến tháng 4/1989).
Lần này Đặng Tiểu Bình tự đặt tên cho cuộc chiến là “Phản công tự vệ”, nhằm đánh chiếm 1 phần lãnh thổ của Việt Nam rộng khoảng 50 Km2, đang thuộc quyền Việt Nam quản lý, nằm trong huyện Vị Xuyên, thuộc Hà Giang của tỉnh Hà Tuyên. Ông ta lập luận phần đất này xưa kia là của Trung Quốc, nay họ đánh chiếm lại.
Căn cứ bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (thời thuộc Pháp) xuất bản vào những thập niên 30, 40 và 50 của thế kỷ 20 và bản đồ tỉ lệ 1/50.000 của Mỹ đã xuất bản thì phần đất đó thuộc lãnh thổ Việt Nam, nằm bên trong đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô (xem bản đồ kèm theo). Bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản được lập theo công trình phân giới và cắm mốc tại vùng biên giới khu vực tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, liên quan đến địa bàn Vị Xuyên thuộc Hà Giang của Việt Nam, thực hiện theo biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3, ký kết ngày 13/6/1897 (Bản sao bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương do nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn sưu tầm từ tài liệu lưu trữ của Trung tâm văn khố Hải ngoại Pháp ở Aix-en Provence, gửi từ Pháp đăng trên BBC ngày 16/7/2016).
Địa bàn cuộc chiến và lực lượng mỗi bên:
Địa bàn chiến sự nằm trong phần đất được gạch chéo trên bản đồ, giới hạn bởi đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô, trong đó 2 điểm cao (đánh dấu ngôi sao) đã xảy ra những trận giao tranh rất khốc liệt là điểm cao 1509 phía Việt Nam gọi là Núi Đất, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và điểm cao 1250 phía Việt Nam gọi là Núi Bạc, phía Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn. Địa bàn cuộc chiến này có chiều dài khoảng 20 Km chạy theo đường biên giới, vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,5 Km, tương ứng với chiều dài Suối Thanh Thủy và đường biên giới. Khoảng cách giữa đường biên giới và Suối Thanh Thủykhoảng 2,5 Km.
Lực lượng mỗi bên:
– Trung Quốc: Theo tài liệu của Trung Quốc công bố, từ 1984 đến 1989, họ đã huy động vào cuộc chiến này 17 sư đoàn bộ binh, 5 sư đoàn và lữ đoàn pháo binh thuộc các đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Kiến, Tế Nam, Lan Châu, Thành Đô. Tổng số quân Trung Quốc thay nhau tham chiến khoảng nửa triệu người, trong đó nhiều đơn vị đã được huấn luyện chuyên nghiệp, không còn là những nông dân chân đất cầm súng như hồi họ gây ra chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.
 Việt Nam: đã huy động nhiều đơn vị chủ lực thay nhau tham chiến. Các đơn vị tham chiến thuộc quân khu 1 là trung đoàn 2 của sư đoàn 3, trung đoàn 567 của sư đoàn 322. Các đơn vị thuộc quân khu 2 là các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu 2, trung đoàn 247 của tỉnh đội Hà Tuyên, trung đoàn 754 của tỉnh đội Sơn La. Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn 568 thuộc sư đoàn 328 tham chiến. Các đơn vị chủ lực thuộc Bộ tham chiến có sư đoàn 31, sư đoàn 312, sư đoàn 325. Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến hoặc hỗ trợ chiến đấu.
Diễn biến cuộc chiến:

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Chính khách Trần Tuấn Anh




Lịch sử Việt Nam chưa từng có hai cha con đều là tội đồ của dân tộc; tuy nhiên sẽ có, nếu “Formosa 2” trở thành hiện thực.
____
Đỗ Mai Lộc
30-1-2017
                  Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh. Nguồn: VNN
Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh.  


Nhiệm kỳ Chính phủ trước, nổi lên một Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải với những phát ngôn làm dậy sóng dư luận. Nhiệm kỳ Chính phù này, từ “vụ Trịnh Xuân Thanh” dẫn đến “nguyên” Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, và lôi theo những vụ ì xèo như: chạy chức, thất thoát, … của Bộ Công thương làm điểm nhấn của dư luận.
Dư luận xã hội quan tâm đến Bộ Công thương, Bộ trưởng bây giờ là ông Trần Tuấn Anh; muốn biết ông Trần Tuấn Anh sẽ giải quyết hậu quả cũ và chính sách mới của Bộ Công thương như thế nào?
Việc đầu tiên mang tính chất chiến lược với tư cách Bộ trưởng là ông Trần Tuấn Anh quyết tâm quy hoạch bằng được “Dự án thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận”. Dự án này, nếu thực hiện sẽ tác động rất lớn đến vùng kinh tế Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và ảnh hưởng đến cả nước ít nhất là 3 thế hệ.
Trên Wikipedia tiếng Việt, ngay dòng đầu tiên ghi “Trần Tuấn Anh (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1964) là một chính khách Việt Nam”. Vì vậy, tìm hiểu về “chính khách Trần Tuấn Anh” qua những gì ông ta đã nói và làm được để hiểu được “tâm và tầm” của người quyết tâm quy hoạch bằng được Dự án Thép.
1. Trần Tuấn Anh nói: “Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân và chúng ta bình đẳng trước pháp luật.” (https://goo.gl/nYwtVq)
Điều này được hiểu là (a) từ khi ông làm Bộ trưởng thì không còn là “công dân” nữa. (b) “Bộ trưởng” và “công dân”: chúng ta bình đẳng trước pháp luật.
Phân tích (a): “Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân” tức là từ khi làm Bộ trưởng thì không còn là “công dân” nữa.
– Hiến pháp 2013, Điều 17.1 “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.”. Phải chăng ông đã từ bỏ “quốc tịch Việt Nam” và có một quốc tịch khác? Nếu không thì ông đã không nói “Trước khi …”, mà sẽ nói: “Dù là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân”.
– Nếu cố gắng hiểu nghĩa theo cách các quan chức hay nói với dân là: “trước khi là cán bộ, tôi cũng là một người dân” để thể hiện sự gắn bó, đồng cảm với nhân dân. Thì:
Ngược đòng thời gian trở về trước, xem ông Trần Tuấn Anh đã làm “dân” khi nào?
Ông có quá trình làm việc trải qua nhiều cơ quan quản lý nhà nước (https://goo.gl/0s4WZx).
  • 01/1988-4/1994: Chuyên viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • 4/1994-6/1999: Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • 6/1999-6/2000: Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp.
  • 6/2000-5/2008: Phó Vụ trưởng, rồi Quyền Vụ trưởng, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Mỹ).
  • 5/2008-8/2010: Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ.
  • 8/2010-01/2016: Ủy viên ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
  • Giai đoạn 15/8/2011-11/9/2013: Hiệu trưởng trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
  • 26/01/2016 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 01/2016-4/2016: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
  • 4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.