Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Cá chết ,Sản cũng băng hà



Trường Sơn
27-7-2016
Người dân VN xuống đường phản đối Formosa gây ra thảm họa cá chết hàng loạt. Ảnh: internet
Người dân VN xuống đường phản đối Formosa gây ra thảm họa cá chết hàng loạt. Ảnh: internet
Khi số tiền phúng 500 triệu USD chưa kịp chia, nhà cầm quyền CSVN đã phải đối mặt với làn sóng phản đối quyết liệt của nhân dân 4 tỉnh miền Trung với quyết định thoả hiệp khoản đền bù của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Thông điệp đưa ra thật rõ ràng “500 triệu USD không đủ tiền mua quan tài cho dân Việt”.  
Vấn đề sinh kế thay thế không hề đơn giản như chính quyền nghĩ. Giải pháp xuất khẩu lao động ra các thị trường nhân công rẻ tiền trong khu vực như Lào hay Cambodia cho 300.000 hộ ngư dân là bất khả thi. Ngư dân nhiều đời gắn bó với biển, quanh năm chỉ biết chài lưới và môi trường tự do rất khó có thể tiếp thu nghề nghiệp khác và phục vụ cho các ngành nghề công nghiệp ở xứ người chưa kể các khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá. Lý do khách quan quan trọng nhất cần nhắc đến là nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường nhân công của các nước có chấp nhận lực lượng lao động này hay không? Cho nên, chiêu bài “ưu tiên xuất khẩu lao động cho ngư dân miền Trung” chỉ là trò diễn vụng về chống cháy mà thôi. Cấu trúc kinh tế vùng bị phá vỡ không chỉ làm sụp đổ những nền tảng kinh tế tư nhân và doanh nghiệp địa phương mà còn kéo theo tất cả các hệ luỵ xã hội. Dù “con cá gỗ” có nhãn “500 triệu USD” to tướng được treo lên thì người dân ở trong những vùng bị ảnh hưởng không thể nào ngửa cổ chép miệng và nuốt cơm trắng với muối. Chưa kể đến có những địa phương, gạo cứu đói bị bớt xén và muối trắng cũng không còn vì dân không dám ăn muối ở trong vùng nguồn nước biển đã bị ô nhiễm.
FORMOSA dù đã chi tiền nhưng nguyên nhân vấn đề thì vẫn nguyên đó như một khúc xương chẹn ngay cổ, ngay cả đối với những ông chủ của doanh nghiệp lẫn chính quyền Hà Nội. Khúc xương này không dễ nuốt một chút nào. Nếu tiếp tục hoạt động thì phải xả thải. Nếu không xả dưới biển thì phải thải trên bờ. Giải pháp chôn lấp như “mèo giấu cứt” thì nó vẫn thối inh lên mỗi khi người dân và cộng đồng mạng phanh phui ra. Còn nếu đầu tư toàn bộ hệ thống xử lý môi trường đồng bộ để đảm bảo an toàn thì số tiền khổng lồ đó quá sức với doanh nghiệp và chi phí giá thành sản phẩm đội lên không còn đảm bảo tính cạnh tranh. Khả năng bỏ của chạy lấy người xem ra khó mà chấp nhận được chưa kể các mục đích phía sau bài toán đầu tư kinh tế mà người ta vẫn đoán già đoán non bấy lâu nay về khu phức hợp kinh tế khổng lồ này.
Những ngày qua, tâm điểm của công luận là ông Võ Kim Cự. Vị đương kim Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã, thành viên ban kinh tế TW, và đại biểu quốc hội khoá 13 này đã có những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí “trơn tuột” với những lý lẽ “lấy thúng úp voi” hết sức trôi chảy. Vấn đề ở chỗ, nguyên tắc của thể chế “tập thể lãnh đạo” có nghĩa là không ai sẽ có trách nhiệm cụ thể gì trong thảm hoạ môi trường ở Vũng Áng. Rõ ràng với sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, ban nội chính TW, các bộ trọng yếu như quốc phòng, an ninh và 12 bộ ngành chức năng thì việc chịu trách nhiệm duy nhất là ông Cự là điều phi lý. Với một “bản lĩnh chính trị” mà ông Cự thể hiện chuyện biến ông thành “dê tế thần” không đơn giản và bài học của Phạm Quí Ngọ, Nguyễn Bá Thanh vẫn còn mới. Kịch sẽ còn nhiều tập nhưng áp lực của công luận và cơn đói khát của 4 triệu cái bao tử thì không nhỏ chút nào và xem ra người dân không thể đủ kiên nhẫn để ngồi xem.
Hà Nội đang đứng trước một tình huống thật nguy nan chưa từng có, kể từ khi cơn khủng hoảng địa chính trị khi Đông Âu và khối XHCN sụp đổ trở lại đây. Có 5 nguy cơ thực sự đều có khả năng làm chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thể rơi vào khủng hoảng trầm trọng không lối thoát.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Hy vọng gì ở Nguyễn phú Trọng tại trung ương 3 khóa 12?

15-7-2016
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị TW .
Ngay trước thềm phán quyết của toà trọng tài Liên Hiệp Quốc về đơn kiên của Phi Luật Tân, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng quyết dịnh triệu tập nhóm họp trung ương 3 khoá 12.
Hội nghị trung ương 3 nhóm họp tại  Hà Nội, trong thời điểm Việt Nam đang phải đối phó với hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Đó là việc Formosa thú nhận là thủ phạm xả chất thải ở khu vực Hà Tĩnh. Việc thứ hai là Trung Quốc tập trận ở Biển Đông trong đó có phần quan trọng là tác chiến gây nhiễu điện tử.
Thế nhưng không như thiên hạ trông chờ, hội nghị trung ương 3 không đề cập đến hai vấn đề nghiêm trọng và có ảnh hưởng lâu dài này.
Sau 4 ngày làm việc, ngày 7 tháng 7 năm 2016 Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đọc thông báo hội nghị đã hoàn tất những đề xuất đặt ra, cụ thể là 5 điểm.
Tất cả 5 điểm này đều xoay quanh vấn đề tập trung để nâng cao quyền hạn của Đảng CSVN, nói cách khác là thâu tóm quyền lực của thế lực đang cầm đầu ĐCSVN bây giờ.
Hội nghị trung ương 3 mục đính chính là nâng cao quyền hạn của Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng. Đây là cơ quan thân tín của Nguyễn Phú Trọng nắm giữ, việc nâng cao quyền hạn của uỷ ban này  nhằm để triệt hạ những uỷ viên trung ương bất đồng quan điểm với mình.
Đây là những bước đi cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng hoàn tất việc nắm trọn quyền lực vào tay mình.
Hãy trở lại một năm trước đây, thời điểm mà sự căng thẳng nhân sự trunng ương Đảng 12 đang nghiêng ngả bởi sự giằng co quyết liệt. TBT Nguyễn Phú Trọng đã có một chuyến thăm đột ngột đến Trung Quốc cùng với 4 uỷ viên Bộ Chính Trị.  Đây là 4 uỷ viên Bộ Chính Trị đều có thái độ đối ngoại khá hoà nhã và mềm mỏng với Trung Quốc. Thực tế chứng minh 3 trong số đó sau này vẫn giữ quan điểm vậy, người thứ tư đã về hưu đó là đại tướng Phùng Quang Thanh.
Ba người còn lại là Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Kim Thị Ngân.
Cả ba đều trụ lại và thăng tiến sau này như chúng ta đều biết.
Một nguồn tin từ Hồng Kông tiết lộ với tờ Oriental Daily mục đích chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng vào tháng 4 năm 2015 là nhằm xin học kinh nghiệm của Uỷ Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương ĐCSTQ.
Tờ Minh Báo của Hồng Kông lúc đó nói rằng ông Trọng là người được Trung Quốc ủng hộ nhất, nhưng đáng tiếc ông Trọng không có ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.
Cùng thời điểm trên, tờ Tân Hoa Xã có bài xã luận viết rằng.
Hà Nội và Bắc Kinh đủ chín chắn để xử lý bất đồng trên biển Đông, không để kẻ khác bên ngoài chen vào phá hoại mối quan hệ sâu rễ, bền gốc. Một số kẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam bị thế lực bên ngoài lừa dối thành đồng loã. Quan hệ Việt Trung sẽ xây dựng lòng tin để biến những kẻ bị lừa tìm lại lý trí và những kẻ độc ác thành trò cười.”
Những gì sau này đều cho thấy các thông tin trên đều là sự thật.
Hội nghị trung ương 3 vừa qua là hội nghị mà Nguyễn Phú Trọng triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung Quốc nâng cao quyền lực của Uỷ Ban kiểm tra trung ương. Sau chuyến thăm Trung Quốc và xin ý kiến chỉ đạo ấy, Trọng đã nhanh chóng từng bước khắc phục điểm yếu từ người không có ảnh hưởng trở thành người có ảnh hưởng quyền lực lớn nhất Việt Nam. 
Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa dừng lại ở đó, một chỉ đạo của Trung Quốc nữa mà tờ Tân Hoa Xã đã nêu, đó là xử lý một số kẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam bị thế lực bên ngoài lừa trở thành tiếp tay, đồng loã.
Những kẻ mà Trung Quốc muốn xử lý này là ai?
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ với giấc mơ sát cánh, hợp tác với quân đội Hoa Kỳ là một ví dụ. Ông Tỵ bị hất ra khỏi Bộ Quốc Phòng nơi lẽ ra ông phải làm bộ trưởng để ngồi chơi trong cái chân phó chủ tịch quốc hội bù nhìn. Và người nữa đằng sau ông Tỵ, người mà bị Trung Quốc kể tội là do bị thế lực bên ngoài lừa dối thành tiếp tay, nay đã về hưu.
Thế còn kẻ độc ác bị biến thành trò cười là ai?
Đương nhiên là Hoa Kỳ, kẻ đã bị Việt Nam biến thành trò cười trong một nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chỉ có thứ trưởng ngoại giao ra đón, trong một chuyến bay đến vào ban đêm với một nghi lễ sơ sài và một bó hoa tệ đến mức gây nhiều tranh cãi.
Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc không phải là uỷ viên trung ương đảng lúc đó và cả sau này. Có nghĩa là một viên chức hạng trung trong cơ cấu quyền lực của ĐCSVN.
Chưa hết ở cuộc đón tiếp tại TPHCM, một tấm thảm nhàu nát được cho là tại gió thổi và chưa được giở ra hết đã trải ra đón tiếp tổng thống Hoa Kỳ Obama.
Đến bây giờ thì những mảnh ghép của bức tranh đã trở nên rõ ràng. Nguyễn Phú Trọng chính là con cờ tự nguyện hiến thân mình cho Trung Quốc điều khiển. Bởi tham vọng danh tiếng muốn là người quyền lực nhất Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng đã can tâm bán rẻ đất nước thực hiện đường lối chỉ đạo của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, làm tay sai cho giặc, tiêu diệt đồng chí của mình để đẹp lòng Trung Cộng. Trọng đã thành công khi thực hiện những mục tiêu mà Trung Cộng vạch ra, từ việc dùng uỷ ban kiểm tra trung ương đảng để trừng phạt những người chống Tàu, thân Mỹ. 
Đến việc biến Hoa Kỳ thành trò cười như Tân Hoa Xã đã đặt ra.
Chưa thoả mãn ở đó, Nguyễn Phú Trọng ráo riết triệt để xây dưng uỷ ban kiểm tra trung ương đảng thành một cơ quan mật vụ tối cao, để tiếp tục tiễu trừ những uỷ viên trung ương đảng nào còn sót lại mà có thái độ, quan điểm không ưa Trung Cộng.
Với những gì Trung Cộng đã nêu ra cho Việt Nam phải làm trong bài xã luận của Tân Hoa Xã trước kia, và những gì Trọng đang làm ngày hôm nay răm rắp y như thế.
Liệu nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người tin tưởng rằng, trước những biến động ở Biển Đông ngày hôm nay căng thẳng như vậy. Nguyễn Phú Trọng sẽ có ” thái độ rõ ràng ” để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng, bảo vệ chủ quyền đất nước?
Hay là Trọng vẫn miệt mài, chăm chỉ, cần mẫn thực hiện những gì Trung Cộng đã vạch ra.


                                                                        N . B . G

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Hãy chứng tỏ : Đảng không thuần phục Trung Quốc



CanhCo
13-7-2016
Bạn vàng, bạn tốt
Chúng ta là anh em? Nguồn: internet
Sự kiện Tòa trọng tài thường trực PCA ra phán quyết Biển Đông không phải của Trung Quốc dấy lên làn sóng mừng rỡ và tràn trề sinh lực trong hai ngày nay, phản ứng lại với dã tâm của gã khổng lồ phương Bắc chừng như tưới vào mảnh đất khô hạn Việt Nam niềm hưng phấn mới, có khả năng đâm những chồi non hy vọng cho giải pháp Biển Đông.
Người dân hào hứng chia sẻ những thông tin mà họ có được như món quà quý giá trong cơn khát cháy bỏng được nhìn thấy phản ứng từ khuôn mặt thật của một đất nước vốn mang điều tiếng đối với Việt Nam trong nhiều ngàn năm qua.
Không hẳn chỉ là Biển Đông, Việt Nam có niềm vui lớn hơn nhiều, đó là sự vẹn toàn lãnh thổ, là cơ hội thoát Trung, là hãnh diện được nhận mình là người Việt Nam không cộng sản đối với thế giới.

Thật vậy, nếu nói kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam không ai khác hơn Trung Quốc thì không có gì sai trái. Lịch sử chứng minh rằng chỉ mới đây thôi, vào năm 1979 khi Việt Nam chưa vui trọn niềm vui thống nhất thì cả miền Bắc phải chịu cảnh dày xéo man rợ của đoàn quân Đặng Tiểu Bình tràn xuống dạy cho Việt Nam một bài học về tình đồng chí. Bài học ấy kéo theo những hệ lụy mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải chạy theo Đảng Cộng sản Trung Quốc anh em để cố giữ cho bằng được vai trò lãnh đạo đất nước bất kể cái giá phải trả cho cuộc mua bán quốc gia không những bằng máu của dân lành mà còn bằng tim óc, trí tuệ của nhiều thế hệ theo sau.
Chỉ một dúm người đếm không hết trên mười đầu ngón tay đã thao túng cả một đất nước có truyền thống đánh Trung Quốc kéo dài hàng ngàn năm hết triều đại này sang chế độ khác. Kết quả là sự im lặng cam chịu với một đất nước mới hôm qua tàn sát dân mình không thương tiếc. Lịch sử gọi đó là Hội nghị Thành Đô. Và lịch sử còn đó với các văn kiện chưa công khai nhưng cả thế giới đều biết như đã được đọc nó.
Đọc ư, bằng cách nào?
Đây: bằng những chuỗi dữ kiện mà Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện trong suốt bao nhiêu năm, sau khi văn bản “lấy nước đổi ghế” được ký kết, qua cách đối xử thuần phục phương bắc bởi sự lệ thuộc đã gắn vào tim óc của Đảng.
Đảng liên tục giữ im lặng trước những hành vi sai trái của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, những sinh linh cặm cụi mưu sinh trên những chiếc ghe mỏng manh luôn bị người bạn vàng của Đảng rình rập như mèo vờn chuột.
Đảng cười nói, ký kết hết văn kiện này tới văn bản khác tô đậm tình đồng chí môi hở răng lạnh, bất kể sau những chữ ký ấy là biển đảo mất dần và bất kể lòng dân ngày càng lìa xa Đảng.