Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Nguyễn Khắc Mai với Chủ Tịch Trương Tấn Sang ,chung quanh đề tài " Niềm cay đắng "




15-12-2014
Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”.  Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói ”Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.  Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do.  Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thông nhất rồi mà dân không hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì.  Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.
Hồ Chí Minh còn có một câu nói hay nữa là, làm sao cho dân ta dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ,  dám nói, dám làm.  Câu  đó được nói vào năm 1967.  Như thế là đã gần một nửa thế kỷ. Những quyền dân chủ ở Việt Nam vẫn là chắp vá, những thứ mà nhân loại tiến bộ sáng tạo ra nhân dân nhiều nước đã dùng được, hưởng được, thì Việt Nam ta lại tìm các ngăn cấm.  Thật là cay đắng. Cho nên cụ Hồ trước khi mất đã phải di chúc, ”cần một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ.” Sau cụ thấy dùng chữ “chiến tranh” có thể bị hiểu lầm, không lợi, nên cụ xóa chữ tranh và thay bằng chữ đấu. (Ai muốn biết thấu đáo cứ giở Di chúc do NXB ST in).

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Một đề nghị thoát khỏi xã hội chủ nghĩa độc tài


Nguyễn Trung Chính
04-12-2014
Tình trạng đất nước trước đại hội XII đã cho một kết luận rõ rệt: đảng cai trị với đường lối hiện nay không thể nào cứu đất nước ra khỏi tình trạng tụt hậu, từ đó ngày càng lún sâu vào sự lệ thuộc Trung Quốc về mọi mặt, kể cả việc chấp nhận cho Trung Quốc yên ổn chiếm và xây dựng những căn cứ ở biển Đông, thậm chí những căn cứ trá hình trên đất liền với luận điệu ru ngủ nhân dân như “hòa bình để phát triển kinh tế…”.
Kinh tế hiện nay vướng mắc giữa hai đường lối thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa nên không thể cất cánh được. Đó là chưa nói việc các nhóm lợi ích của đảng như một đàn quạ, ngày đêm rỉa hết không để gì lại cho dân.
Đảng chấp nhận để cho tham nhũng tràn lan và tinh vi. Từ tuyên bố của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt “nếu diệt tham nhũng thì tôi còn đâu người để làm việc…” đến tuyên bố của đương kim TBT đảng “diệt chuột vỡ bình” cho thấy rất rõ : đảng thà để đất nước mất tất cả nhưng đảng không chấp nhận mất quyền bính. Nhiều ủy viên Trung ương đảng tham nhũng, khai gian đã bị nhân dân lần lượt tố giác.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Cứu một nền Tư Pháp

Huy Đức
Hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải là cần thiết vì những chứng cứ buộc tội Hải là chưa thuyết phục. Nhưng, điều quan trọng hơn là làm sao để có một trình tự tố tụng đảm bảo không lặp lại sai lầm. 

Chuyện Hồ Duy Hải luôn nhận tội trước cán bộ nhưng lại nói nhỏ vào tai mẹ và dì rằng mình oan, cho thấy, điều bị án này chịu đựng trong trại giam đôi khi còn khiến anh khiếp sợ hơn cái chết. Trước khi bàn việc tiến hành những thủ tục tố tụng khác, phải nhanh chóng đưa Hồ Duy Hải ra khỏi những nơi giam giữ thuộc quyền Công an Long An ngay.

Nhanh chóng chuyển quyền quản lý các trại giam giữ cho Bộ Tư pháp thay vì để trong tay Bộ Công An. Cho dù có ký bao nhiêu công ước chống tra tấn, không ai có thể đảm bảo cảnh sát điều tra không dùng cực hình nếu việc giam giữ các nghi phạm vẫn ở trong tay những người nôn nóng lập công phá án. 

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Đại biểu cho ai ?

Dương Đình Giao
Nhìn những bức ảnh chụp các đại biểu quốc hội đang ngon giấc giữa hội trường chẳng ai không thấy buồn cười. Rồi lại còn được biết các đại biểu đọc nguyên xi lời phát biểu soạn sẵn của người khác, bấm nút cũng bằng ngón tay của người khác, và tha hồ vắng mặt có lúc tới 20% thì quả là không thể chỉ buồn cười được nữa.

Chắc cũng thấy cảnh ấy là khó coi, hôm nay thấy những người có trách nhiệm đưa ra biện pháp sẽ tiến hành cấp thẻ thông minh cho mỗi vị để tiện việc kiểm soát, hy vọng những tấn hài kịch ấy sẽ giảm bớt, giữ cho cái cơ quan quyền lực cao nhất ấy của nước ta đỡ phần nhem nhếch. Biết được điều này thì không chỉ buồn cười mà thêm xót. Xót tiền dân. Mỗi vị đã một máy tính xách tay (tất nhiên là loại “xịn”), giờ lại thẻ thông minh, rồi còn những thứ gì nữa, có giời mà biết! Không biết trong số 20 triệu tiền nợ công mà mỗi con dân nước Việt đang phải gánh chịu hiện nay có bao nhiêu trong đó để chi phí cho các đại biểu từ phụ cấp hàng tháng đến tiền máy bay, ô tô đi lại, ăn ở một năm hai kỳ và để vận hành cái cơ quan vẫn được gọi là “dân cử” này?

Học giả Nga : Moscow nên tránh đểViệt Nam thân Trung Quốc hay Mỹ

Hồng Thủy
Ảnh bên:Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Học giả Anton Tsvetov thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế của Nga, phụ trách mảng truyền thông và quan hệ chính phủ ngày 24/11 phân tích trên trang web của Hội đồng Nga bình luận, mặc dù các văn bản chính thức của Moscow đều xem Hà Nội là một đối tác chiến lược quan trọng ở châu Á, thực tế mối quan hệ song phương sau sự tan rã của Liên Xô đã rơi vào trì trệ và tạo điều kiện cho Mỹ, Trung Quốc tìm kiếm chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam.

Với Nga một lần nữa mong muốn đạt được một sự hiện diện có ý nghĩa ở châu Á - Thái Bình Dương, lúc này là thích hợp để Moscow phân tích vai trò của quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong chiến lược khu vực của Nga. Quan hệ Việt - Nga xích lại gần nhau hơn nữa dường như chẳng liên quan gì đến lợi ích của Mỹ hay Trung Quốc. Học giả Anton Tsvetov đặt câu hỏi: "Đối tác chiến lược Nga - Việt là sự thật hay hư cấu? Quan hệ Nga - Việt có thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn chính thức của một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hay không?"

Quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga - Việt, sự thật hay hư cấu?

Học giả này cho rằng, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào rõ ràng về "quan hệ đối tác chiến lược" nên việc trả lời câu hỏi này không đơn giản, nhưng dường như không có cảm giác xấu nào trong quan hệ Việt - Nga, kể cả về mặt nhà nước lẫn xã hội và người dân 2 nước.

Trung Quốc rào cản quan hệ Việt -Nga, Moscow cần bước đột phá mới


Anton Tsvetov
 Hồng Thủy lược thuật 
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam, ảnh: SCMP.
Học giả Anton Tsvetov thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế của Nga, phụ trách mảng truyền thông và quan hệ chính phủ ngày 24/11 phân tích trên trang web của Hội đồng Nga bình luận, quan hệ đóng kín giữa Moscow và Bắc Kinh đang trở thành rào cản chính của mối quan hệ Nga - Việt.

Trung Quốc, rào cản của quan hệ Việt - Nga
Các điều ước quốc tế lớn với Trung Quốc năm 2001 buộc Nga phải tôn trọng (cái gọi là) toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có liên quan tới tuyên bố yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Hơn nữa Bắc Kinh muốn thấy Việt Nam phát triển "như một người em" của Trung Quốc. Tuy nhiên rõ ràng Việt Nam không hề mong muốn bị khóa chặt trong vòng tay của nước láng giềng phương Bắc. Yếu tố này chắc chắn sẽ thu hút một phản ứng tích cực của Hoa Kỳ năng động và do đó tiếp tục thúc đẩy phân cực trong khu vực. Đồng thời những nỗ lực để củng cố chính sách độc lập của Việt Nam chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh không hài lòng.