Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Nguyễn Hữu Đang , một bi kịch lớn




             Bi kịch của kẻ sĩ dưới chế độ Đảng trị


Chế độ Đảng trị ở Việt Nam mới tồn tại được 70 năm nhưng nó đã gây ra vô vàn bi kịch cá nhân và tập thể. Trong các triều đại phong kiến, chưa thấy sử sách nào ghi lại một cuộc cải cách ruộng đất có quy mô hủy diệt và quy mô đau khổ giống như cuộc cải cách ruộng đất thời Đảng trị, cũng chưa thấy cuộc đàn áp trí thức nào giống như cuộc đàn áp Nhân văn Giai phẩm. Chế độ
phong kiến nói chung là còn biết tôn trọng trí thức.Sĩ, nông, công, thương. Sĩ được xếp đầu tiên. Nhưng đến thời “cách mạng vô sản” thì mọi chuyện thay đổi. Lãnh tụ vô sản Trung Quốc “Hoàng đế” Mao Trạch Đông là kẻ sùng bái bạo lực: “Súng đẻ ra chính quyền”, coi thường trí thức: “Trí thức là cục phân”. Ở Việt Nam, không thấy nhà lãnh đạo nào dám “lập ngôn” kiểu Mao – tuy từ rất lâu cũng đã nghe truyền ngôn một thành ngữ được cho là của ông Đảng trưởng Trần Phú: "Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ" – nhưng trong thực tế, họ lại hành xử theo kiểu Mao. Chưa thấy cá nhân nào, tổ chức nào làm cái việc thống kê xem Cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1955 có bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu gia đình bị đẩy vào cảnh cùng đường, bao nhiêu người bị tù đày? Không ai biết, không ai thống kê, nhưng chắc chắn con số đó phải hàng triệu. Cũng chưa ai biết vụ Nhân văn Giai phẩm có bao nhiêu trí thức bị đàn áp, ngồi tù, thân bại danh liệt mà nguyên nhân nhiều khi chỉ là một câu nói rất vớ vẩn. Chắc chắn phải là hàng nhiều nghìn.
Vậy tại sao trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang lại được quan tâm nhiều như vậy? Bởi vì ông có một số phận đặc biệt. Còn rất trẻ, ông đã là Thứ trưởng trong chính quyền, ông là nhà truyền giáo cách mạng hùng hồn bậc nhất mặc dù không để lại nhiều trước tác. Sau nữa, ông là người được Hồ Chí Minh giao trách nhiệm dựng lễ đài đọc Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945. Nhưng cái làm cho nhiều người “mê” ông chính vì ông là một nhà cách mạng nhiệt thành và hơi… cuồng tín. Cho đến chết ông vẫn coi cách mạng là một thứ gì đó vô cùng đẹp đẽ, kỳ vĩ. Dao sắc không gọt được chuôi, vị đại diện thông minh, tài giỏi, hào hùng và trung thành của cách mạng đã không tự cứu được mình khi dám cả gan đòi cho giới văn nghệ một không gian sống và không gian nghệ thuật dễ thở hơn, tự do hơn. Kết quả là đứa con cưng của cách mạng đã bị cách mạng xóa sổ: kết án 15 năm tù. Ra tù phải ăn cả cóc nhái rắn rết để tồn tại và cùng quẫn đến mức phải lo tìm một chỗ bờ bụi nằm chết một mình cho yên thân.
Rất nhiều người đã nhìn thấy thân phận người trí thức, thân phận con người qua thân phận Nguyễn Hữu Đang. Tuy nhiên điều chua chát là cho đến nay trí thức – chúng tôi muốn nói chủ yếu đến lớp trí thức trong khuôn – vẫn là đàn cừu dễ chăn, bị đánh thì cũng chỉ biết chạy, vẫy đuôi và kêu be be. Bằng chứng rõ ràng nhất là vụ án Nhã Thuyên – một phiên bản thu nhỏ của vụ Nhân văn Giai phẩm. Có hàng triệu người được coi là trí thức nhưng bao nhiêu người dám đứng ra bênh vực Nhã Thuyên? Vụ án Nguyễn Hữu Đang dù đã trôi qua hơn nửa thế kỷ mà vẫn còn nguyên tính chất thời sự. Nghĩa là... chiếc Đèn cù vẫn đang tiếp tục xoay, dù nến đã lụi nhưng vẫn chưa tắt.
Xin có một vài lời tưởng nhớ nhà cách mạng có tư tưởng tự do Nguyễn Hữu Đang nhân ngày sinh thứ 101 của ông (15.8.1913 -15.8.2014) và xin lưu ý rằng rất nhiều người yêu tự do không kém gì Nguyễn Hữu Đang đang ngồi sau chấn song sắt nhà tù. Mấy chục năm qua bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, riêng chế độ đảng trị vẫn đứng lại, vẫn như cũ, nghĩa là cơ chế để tạo ra các bi kịch vẫn còn nguyên vẹn.
Bauxite Việt Nam



           Nguyễn Hữu Đang: một bi kịch lớn


 Lê Thọ Bình



Đang nắm giữ những chức vụ và đảm nhiệm những công việc rất quan trọng của chính quyền: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền, Thứ trưởng Bộ Thanh niên, được giao nhiệm vụ tổ chức ngày Lễ Độc lập (2-9), ông như con đại bàng đang bay cao. Nhưng rồi cái tư tưởng phóng khoáng, tự do của một chú đại bàng “hoang dã” muốn đưa đồng loại của mình tới khoảng trời bay nhảy tự do đã khiến ông rơi từ “trời cao” xuống vực thẳm, để lại cho nhân gian những câu chuyện thật đau lòng bằng một vụ án văn chương mà người ta gọi là “Nhân văn Giai phẩm”.

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn

1-05-1970 (*)
Tóm tắt: Mao Trạch Đông khuyên Lê Duẩn không nên sợ Hoa Kỳ.
Mao Trạch Đông: Tôi gặp ông lần cuối khi nào?
Lê Duẩn: Năm 1964. Chúng tôi thấy Mao Chủ tịch rất khỏe và tất cả chúng tôi rất vui. Lần này Mao Chủ tịch tranh thủ thời gian để gặp chúng tôi, chúng tôi rất mừng. Hiện nay, tình hình ở Việt Nam và Đông Dương phức tạp và còn tồn tại một số khó khăn.
Mao Trạch Đông: Mỗi nước đang đối mặt với một số khó khăn. Liên Xô có cái [khó] của họ, và Hoa Kỳ cũng có [cái khó] của nó.
Lê Duẩn: Chúng tôi rất cần chỉ thị của Mao Chủ tịch. Nếu Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị biết rằng Mao Chủ tịch ra chỉ thị về việc chúng tôi nên làm như thế nào, chắc chắn họ sẽ rất hài lòng.
Mao Trạch Đông: Các ông đã làm việc rất tốt, và các ông đang làm ngày càng tốt hơn.
Lê Duẩn: Chúng tôi cố gắng hết mình để làm tốt công việc. Chúng tôi có thể làm tốt công việc bởi vì chúng tôi nghe theo ba sự chỉ dẫn của Mao Chủ tịch chỉ thị cho chúng tôi trong quá khứ: đầu tiên, không sợ hãi, chúng ta không nên sợ kẻ thù; thứ hai, chúng ta nên đập nát kẻ thù ra thành từng mảnh; thứ ba, chúng ta nên chiến đấu một cuộc chiến kéo dài.
Mao Trạch Đông: Vâng, một cuộc chiến tranh kéo dài. Các ông nên chuẩn bị chống lại một cuộc chiến kéo dài, nhưng nó không tốt hơn nếu chiến tranh rút ngắn hay sao?
Ai sợ ai? Có phải các ông, người Việt Nam, Campuchia và người dân Đông Nam Á sợ đế quốc Mỹ? Hay là đế quốc Mỹ sợ các ông? Đây là một câu hỏi đáng được xem xét và nghiên cứu. Một cường quốc sợ một nước nhỏ, cỏ uốn cong khi gió thổi, một cường quốc sẽ phải sợ.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

" Ngụy độc lập" hay không "Ngụy độc lập".



Liên Sơn

 






(VNTB) Khi một sự độc quyền thấy được sự cạnh tranh, nó lồng lộn lên và bắn đầu cắn xé mọi thứ không hề suy tính.

Petrotimes – tờ báo điện tử thuộc Hội Dầu khí Việt Nam nhưng luôn có những bài mang tính chất Đỏ, đỏ cả về cách sử dụng ngôn từ, đỏ về cả cách mà họ tấn công đối tượng.

Hội nhà báo Độc lập Việt Nam vừa ra đời nhưng đã được trang tin nhanh Petrotimes ưu ái đề cập 2 lần trong một thời gian ngắn. Mới đây lại được Petrotimes tấn công trực diện qua bài viết Ngụy Độc lập.

Petrotimes và Hội nhà báo Độc lập: Ai “ngụy độc lập”?

Một mô-tip thường thấy ở những bài viết nhằm biểu đạt “tình trạng tự do báo chí tại Việt Nam” là thường đem số lượng tạp chí, hội viên, nhà xuất bản… ra để minh dẫn. Và Petrotimes cũng không ngoại lệ, cụ thể báo dẫn chứng: sau 64 năm, Hội Nhà báo Việt Nam có trên 18.000 hội viên làm việc tại 800 cơ quan báo chí…

Thực ra, Petrotimes đã trích dẫn thiếu. Đúng ra phải là 906 cơ quan báo chí; trong đó có 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, 95 báo điện tử và hàng ngàn trang tin điện tử; trên 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ.

Tuy nhiên, điều đó không quan trọng bằng việc Petrotimes cố tình không hiểu một điều là sự biểu đạt về mặt báo chí, trong đó sự tự do – độc lập trong tìm kiếm sự thật và trung thực ngòi bút còn quan trọng hơn những con số đầy ấn tượng sau 64 năm đó. Bởi những con số đó chỉ là một phần của sự phát triển báo chí, nó không phản ánh đầy đủ về quyền tự do – độc lập trong báo chí tại Việt Nam. Nếu bản thân nền báo chí chỉ có số lượng mà đánh mất tính tự do – độc lập cần có thì nó chỉ là công cụ tuyên truyền đơn thuần của một tổ chức, đảng phái đang muốn lũng đoạn thông tin mà thôi.