Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Chủ nghĩa Mác-Lênin với Việt Nam


Nguyễn Trung


Chủ nghĩa bao giờ và ở bất kỳ đâu cũng chỉ là một giáo điều, trong quá trình vận động luôn luôn bị biến dạng thành tín điều, và cuối cùng bị lợi dụng thành công cụ chuyên chính bóp chết tự do – dân chủ và quyền con người.

Không có chủ nghĩa Mác – Lênin bách chiến bách thắng

Cần lưu ý một sự thật lịch sử: Cách mạng vô sản xóa bỏ chế độ thống trị đương thời thật ra cho đến nay mới chỉ thành công duy nhất ở nước Nga mà thôi. Thực tế này trái hẳn với dự báo nêu trong Tuyên Ngôn Cộng Sản. Từ những gì quan sát được trên thế giới 150 năm qua cho đến hộm nay, còn có thể nói: Cách mạng Tháng Mười Nga có lẽ cũng là cuộc cách mạng vô sản cuối cùng.

Tại các nước Đông Âu không hề có một cuộc cách mạng vô sản nào cả để vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, dù rằng phong trào cộng sản và công nhân tại những nước này phát triển rất sớm. Hoàn toàn không sai nếu nói rằng: Sự giải phóng của Hồng quân Liên Xô, vai trò tác động của Liên Xô sau chiến tranh thế giới II, và phong trào cộng sản tại các nước Đông Âu là các nhân tố trực tiếp dựng nên chế độ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia này.

  Nhưng đúng là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được các nước LXĐÂ vận dụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khoảng 4 thập kỷ tồn tại, các chế độ xã hội chủ nghĩa này phá sản hoàn toàn. Năm 1989 các nước XHCN Đông Âu sụp độ. Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa xã hội và cũng là dinh lũy của chủ nghĩa Mác – Lênin, sụp  đổ cuối cùng năm 1991

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Thực thi Quyền dân sự và chính trị


   Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

  Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng

Chuyện" Tệ Y Bố" - ( Bộ Y Tế )




                   Tô Hải

( http: ToHai01.multiply.com)


                           Tin buồn mới nhất cho dân Việt Nam có bệnh  biết để lo dần hậu sự

Tuổi Trẻ 19 tháng 9 /2013 đã chạy tít lớn suốt trang nhất:

  “Mở ngành y đơn giản như ….mua bánh mỳ!” - quả là một phóng sự điều tra rất tỉ mỉ về con đường đào tạo lấy được những tay “đao phủ không sợ tội” với các kiểu bịp bợm như: “Trường không có nhà”! “khoa không có thầy”, ”dụng cụ học đến đâu mua đến đấy“, “phòng xét nghiệm toàn đồ đi…mượn để…trưng bày”…vv...và kềm theo cà một trang “Báo động về chất lượng ngành y” (trang 13) là một vài mẩu tin “đáng mang xử bắn” khác mà nổi bật là: ”Chỉ trong có một phường 14, quận Bình Thạnh (xung quanh bệnh viện ung bướu luôn quá tải) có tới…6 phòng khám tư của hàng loạt “bạt mạng sỷ” mở phòng khám tư (hỏi?...tử) bị phạt tiền tới những 197 triệu VNĐ! và buộc đóng cửa hàng loạt phòng khám tư hỏi tử đầy những lươn y như..bỏ mẹ (từ mẫu) khác!)

  Làm sao công luận thấy sự thực tàn nhẫn này nếu không có những nhà báo phải đánh đổi cả sinh mệnh chính trị của mình để phanh phui ra!

 Hết biết về cái thằng cơ chế nào, con quản lý nào, mà bọn “làm giầu trên xác người” này cứ nhởn nhơ, phây phây, hiên ngang, trắng trợn tồn tại???!!! Thằng đó, con đó là ai? Ai mà chẳng biết!

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Quốc Tế Cộng Sản


Chu Chi Nam

                                

«Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý và sự thật, đồng thời còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo».  (Friedrich Nietzsche)



Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan có nói: «Trong lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng trang sử đau thương và đẫm máu nhất, chính là trang sử cộng sản». Một sử gia cũng viết : «Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc lừa đảo, đàn áp, giết chóc và thủ tiêu. Nhưng cuộc lừa đảo, giết chóc lớn nhất vẫn là cuộc lừa đảo, giết chóc của cộng sản».



Nói đến cộng sản là nói chung chung, vì nói đến cộng sản thì chúng ta không thể không nói đến Quốc Tế Cộng sản. Tuy nhiên trong tổ chức này có ít nhất 4 Quốc tế Cộng sản, như Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai tổ chức Đệ Nhị và Đệ Tứ không những không đàn áp, giết người, mà còn là nạn nhân tàn khốc của Đệ Tam.



Sơ lược về lịch sử Quốc tế Cộng sản:



Đây là một tổ chức quốc tế, qui tụ nhiều tổ chức, đảng chính trị của nhiều nước trên thế giới và họ cho rằng họ có thể thay đổi xã hội từ «  tư bản «  sang « xã hội chủ nghĩa « hay « cộng sản chủ nghĩa «, chữ mà ngay từ lúc đầu Marx dùng lẫn lộn trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Đảng và Nhân đân - vị thế bị tráo


Hoàng Xuân Phú





Có những  câu nói mãi, nghe mãi thành quen, nên bao người coi đó là chân lý. Khi nghe nói khác, lại cho là nghịch nhĩ. Chẳng hạn câu :



“ Đảng vĩ đại ,tài tình , sáng suốt. Đảng lãnh  đạo Nhân dân .Đảng giáo dục nhân dân”.



Điệp khúc ngân vang hơn nửa thế kỷ, khiến giới cầm quyền càng thêm tin rằng quyền lãnh đạo của họ là một thứ đương nhiên – như thể được Tạo hóa ban cho; là một vị thế độc tôn – có thể thừa kế nội bộ từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo kiểu “cha truyền con nối” như thời vua chúa phong kiến. Dưới con mắt cường quyền, Nhân dân hiện ra như bầy cừu chỉ có khả năng biểu cảm bằng tiếng “be be”, suốt đời cần được bề trên “chăn dắt”; hay như đám học trò thiểu năng, “giáo dục” suốt mấy chục năm mà vẫn không khá lên được, thành thử mãi vẫn chưa đủ tầm dân trí, để xứng đáng hưởng những quyền tự do dân chủ, mà thế giới vẫn coi là quyền tối thiểu…



Điệp khúc ru ngủ đó cũng gia tăng tư duy nô lệ trong Nhân dân, khiến hàng triệu người an phận, cam chịu mọi điều phi lý. Nhiều người còn bị lòa đến mức không nhận diện nổi ân nhân đích thực: Rõ ràng là bản thân đang nhận quà từ thiện của đồng bào, mà chỉ biết đáp lại bằng câu “ơn đảng ơn chính phủ”.



Một trạng thái xã hội tê liệt, bị đè nén bởi sự lộng hành trong ngộ nhận từ phía thống trị, và bị thôi miên trong cơn u mê ở bên bị trị. Hậu quả tai hại đến mức ta nên dành thời gian để trao đổi cho rõ ngọn ngành.

Kinh Dương Vương là thủy tổ của người Việt



Hà văn thùy





Kinh Dương Vương – ngài lài ai? * bài ( đăng trên tạp chí Tia sáng) của Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng:  “Kinh Dương Vương chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc.” Bài viết dẫn nhiều tài liệu tham khảo với chứng lý chặt chẽ, khiến cho những học giả Hán Nôm dù với lòng tự hào dân tộc tràn ứ cũng khó lòng phản bác.  Chắc chắn không ít người sẽ tin theo tác giả!

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Tổ ta


12/25/2011 02:03 am
Hà Vinh



                   Tổ ta xưa ở giữa làng.
       Một  thời con độc cháu đàn bay lên.
        Nhà nghèo khoai đắng thành tên,
       Mồ hôi trộn đất đắp nền gia phong.
           Nổi chìm kiếp sống long đong,
    Khác làm,khác giữ trông mong chi đời.
                Cây non vật vã góc trời,
 Thu sương đông lạnh ai người chở che?...


Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Trở về với những gì còn " Minh triết"


Minh Anh 

   2013

Người viết bài này may mắn có mấy năm được học đại học, ngành kinh tế, tại Liên xô (cũ) từ những năm 60 thế kỷ trước, sau khi về nước, chưa từng (được) bén mảng tới ngưỡng cửa các “học viện”, như vậy, về mặt lý luận (chính trị) cứ tự coi chỉ ở mức võ vẽ “ABC”, bàn về “ minh triết”, một vấn đề lớn về triết học và tư tưởng, ngoài tầm với của người viết, qủa là “uống thuốc liều”!.



Nay lại được thu hút vào “đợt sinh hoạt chính trị trọng đại của cả nước”, được làm nghĩa vụ công dân, được kêu gọi tham gia bàn về sửa đổi hiến pháp 1992,“ không có vùng cấm”…. Tưởng thật nên hào hứng nghiên cứu, thảo luận… và thấy rằng Kiến nghị do 72 trí thức soạn thảo (Kiến nghị 72) hợp với lòng mình nên đã hưởng ứng ký tham gia, rồi theo dõi mọi bình luận, mọi kiến nghị của các giới khác, chủ yếu qua thông tin “lề trái”, bởi lẽ, đâu có được đăng tải ở “lề phải”, có kiến nghị đã nêu ra từ cách đây cả hơn 20 năm, như của nhà toán học Phan Đình Diệu, mà tâm đắc hợp với lòng mình, hợp với “Độc lập – Tự do”, hợp với “Thống nhất – Hòa hợp”, hợp với “Tổ quốc trên hết”…

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Tiếng súng Tiên Lãng -Tiếng súng Thái Bình




Võ Văn Tạo

Có vẻ như tiếng súng anh em nhà họ Đoàn nổ ở Tiên Lãng chưa đủ đánh thức nhà nước điều chỉnh kịp thời chính sách thu hồi, bồi thường đất đai bất công hiện nay.


Chiều 11-9-2013, người đàn ông ở TP Thái Bình (theo láng giềng vốn rất hiền lành), tên là Đặng Ngọc Viết, đến trụ sở UBND tỉnh Thái Bình, hỏi tên để tìm mặt các quan chức Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình, rồi bất ngờ rút súng rulo nhằm đầu các cán bộ, liên tiếp nổ súng, làm một Phó giám đốc Trung tâm này thiệt mạng sau khi được đưa đi cấp cứu, ba cán bộ khác trọng thương. Rời khỏi hiện trường, ông Viết bắn vào tim, tự sát. Người nhà cho biết, ông Viết đã chuẩn bị sẵn di ảnh của mình. Mặc dù cơ quan chức năng chưa công bố đầy đủ thông tin vụ này, qua báo chí phản ánh, đã xác định được nguyên nhân: bất bình thu hồi, bồi thường đất đai. Trước đó khoảng một tháng, gia đình ông Viết không đồng ý phương án bồi thường giải phóng mặt bằng do Trung tâm áp đặt. Đang đi làm xa ở TP HCM, cách nay một tuần, ông Viết trở về Thái Bình. Thái Bình quê lúa hiền hòa bao đời của ông Viết, sau vụ nông dân rầm rộ nổi dậy năm 1997 chống quan chức địa phương tham nhũng, một lần nữa lại chẳng “thái bình”(!).

Khác với Tiên Lãng, vụ nổ súng đầu tiên của người dân phản ứng thu hồi đất, chỉ với súng hoa cải bắn vu vơ ở cự ly xa, làm chấn thương nhẹ 6 người phía công an và quân đội. Vụ nổ súng ở Thái Bình bằng súng quân dụng nhằm vào đầu người ở cự ly gần, mất 2 mạng người, 3 người khác trọng thương. Hậu quả thê thảm hơn nhiều.

Hai trong nhiều điều cần sửa đổi Hiến pháp 1992

- 1: Cần lấy lại tên nước là VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA thay vì CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM như hiện nay.



- 2: Cần công nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của nông dân.



Đây không phải là vấn đề chữ nghĩa mà là nội hàm của nó, liên quan đến nhận thức của toàn dân về chế độ xã hội của nước ta hiện nay, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về thời gian tồn tại của các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.



1/. Phải lấy lại tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì chế độ xã hội của nước ta hiện nay và trong một thời gian lâu dài nữa là CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN chứ chưa phải là CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA!



Đối chiếu với nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có hiện tượng người bóc lột người, có nền kinh tế chỉ huy tập trung và một nền sản xuất phát triển cao, thỏa mãn được mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần của toàn xã hội v.v… thì chế độ xã hội của nước ta hiện chưa phải vậy, và còn lâu mới đạt đến trình độ đó!

Thực tiễn là chân lý

Nguyễn Trọng Vĩnh


Trước hết phải nói rằng không những đảng viên có chức có quyền, càng cao thì tham nhũng càng lớn, uy tín của Đảng giảm sút, lòng tin của dân đối với Đảng mất dần. Nhà nước và nhân dân tôn vinh Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông, chứ không ai tôn vinh Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.





Sau đổi mới năm 1986, “Kinh tế có bước phát triển, nhưng đó là so với điểm xuất phát thấp của chúng ta, nếu so với bạn bè trên thế giới và ngay trong khu vực thì còn chậm phát triển và còn nghèo lắm”, đúng như nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói. Tôi xin nói thêm là: Tụt hậu khá xa. Đời sống nói chung có cải thiện so với thời bao cấp, có một số thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu, sân bay, bến cảng, chỉnh trang đô thị, có một số khá ngoạn mục như thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, … Tuy nhiên, so thành tựu với sai lầm, tổn hại thì sai lầm tổn hại nhiều gấp mấy lần, làm cho dân nghèo, nước yếu.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Nhận xét về văn bản chèn thêm vào điều 4 Hiến pháp




  “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
   Câu này đã khiến một số người hâm mộ đảng hân hoan ca ngợi. Thực ra có gì là mới ở đây hay không ? Thế nào là “gắn bó mật thiết” ? “Gắn bó” như hiện nay đã đủ hay đã quá “mật thiết” ? “Phục vụ nhân dân” thế nào thì bấy lâu đã rõ; “Chịu sự giám sát” hay “đành chịu sự giám sát”? Nhân dân “giám sát” thế nào? Một khi mọi chuyện tày đình đều diễn ra ở những nơi kín cổng cao tường, được súng ống bảo vệ nghiêm ngặt? Giả sử bằng cách nào đó mà biết được chút chuyện “thâm cung”, thì đành ngậm miệng, hay nông nổi phát ngôn, để rồi có thể bị khép vào “tội cố ý” hay “tội vô tình làm lộ bí mật nhà nước” (Điều 263 và Điều 264 Bộ luật hình sự)? Và “giám sát” để làm gì? Nếu được phép “giám sát”, nhưng khi phát hiện ra điều sai trái thì cũng chỉ có thể bó tay bất lực và thêm ấm ức, thì “quyền giám sát đảng” có hơn gì so với “quyền được tò mò, nhòm ngó chuyện riêng của nhà hàng xóm”? Thế nào là “chịu trách nhiệm trước nhân dân”?
   Ăn chán, phá chán cũng chỉ cần buông một câu “xin chịu trách nhiệm” là xong, vậy thì tội gì mà không ăn, không phá? Toàn là mỹ từ chung chung, vô định, phù hợp với mục đích tuyên huấn, nhằm mê hoặc và ru ngủ người đọc, chứ không thể dùng để diễn đạt các ràng buộc pháp lý.

Ý thức hệ cộng sản tiêu diệt lợi ích dân tộc



Phạm Đình Trọng


Điều 4 Dự thảo Hiến pháp 2013 viết: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Viết gọn lại là: Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Một đảng chính trị của chính trường Việt Nam mà coi thường và khinh bỉ Nhân Dân Việt Nam đến mức nghiễm nhiên giành quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không cần có lá phiếu của người Dân, không cần biết người Dân Việt Nam có chấp thuận sự lãnh đạo đó hay không, không đếm xỉa đến quyền lợi hiển nhiên, sơ đẳng, bình thường và thiết thực của người Dân là quyền Công Dân, quyền bầu cử chọn ra người lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đối xử với Dân kẻ cả, quyền uy và tệ bạc như vậy mà lại bảo rằng đảng Cộng sản Việt Nam trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam thì đúng là viết lấy được, nói lấy được, một lối nói, một cách làm của quyền uy độc tài, quen thói áp đặt!